Cập nhật thị trường 03.01.2024: Chứng khoán châu Á sụt giảm khi Phố Wall chững đà tăng
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Chứng khoán châu Á trượt dốc, theo sau sự sụt giảm của chứng khoán Mỹ và TPCP Mỹ khi các ông lớn công nghệ khởi động năm 2024 với sắc đỏ. Đồng đô la vẫn giữ được mức tăng.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm hơn 2%, trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông mở cửa thấp hơn và chứng khoán Trung Quốc nhiều biến động. Chứng khoán Australia có sự điều chỉnh sau khi đạt gần mức đỉnh kỷ lục trong phiên trước đó. Thị trường Nhật Bản vẫn đóng cửa nghỉ lễ.
Năm mới đã bắt đầu một cách ảm đạm, cổ phiếu và trái phiếu đồng loạt giảm sau đợt phục hồi trong quý 4. Nasdaq 100 giảm mạnh nhất trong hơn 2 tháng vào ngày 2/1 khi những gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ được mệnh danh là Magnificent Seven sụt giảm.
Trái phiếu toàn cầu sụt giảm trong phiên đầu năm, phản ánh những nghi ngờ về mức độ nới lỏng các nhà hoạch định chính sách cũng như mối lo ngại rằng các ngân hàng trung ương không muốn từ bỏ cuộc chiến chống lạm phát quá sớm.
Đồng đô la ít biến động so với các đồng tiền trong Nhóm G10. Chỉ số DXY đã tăng mạnh nhất kể từ tháng 3 vào ngày 2/1.
Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc tiếp tục giảm điểm ngay cả sau khi có báo cáo cho rằng Bắc Kinh đã sa thải một quan chức hàng đầu giám sát ngành công nghiệp game quốc gia. Động thái này cho thấy chính phủ đang cố gắng giảm bớt phản ứng dữ dội trước các quy định mới khắc nghiệt đã gây ra sự thất thoát 80 tỷ USD trên toàn lĩnh vực này.
Nhà đầu tư hiện đang chờ công bố biên bản mới nhất của Fed vào ngày 3/1. Theo Ian Lyngen của BMO Capital Markets, giọng điệu dự kiến sẽ mang tính diều hâu.
Dữ liệu việc làm ngày 3/1 và bảng lương phi nông nghiệp ngày 5/1 cũng có thể là dấu hiệu suy yếu của thị trường lao động.
Theo Bloomberg Economics, “Nếu Chủ tịch Powell đúng khi lạm phát có thể chậm hơn mà tỷ lệ thất nghiệp không tăng mạnh, thì sự phục hồi của cổ phiếu và trái phiếu là hợp lý”. Kristalina Georgieva, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nói rằng nền kinh tế Mỹ “chắc chắn” hướng tới một cuộc hạ cánh nhẹ nhàng nhờ sự “quyết đoán” của Fed trong việc kiềm chế lạm phát.
Bitcoin dao động quanh mức 45,000 USD sau khi tăng lên trên mức đó lần đầu tiên sau gần 2 năm, do dự đoán xung quanh sự chấp thuận của Hoa Kỳ đối với một quỹ ETF đầu tư trực tiếp vào token lớn nhất.
Dầu giảm do tâm lý chấp nhận rủi ro trên diện rộng làm giảm bớt lo ngại về xung đột leo thang ở Biển Đỏ.
Bloomberg