Cập nhật thị trường 26.02: Chứng khoán châu Á "bất ổn" khi thị trường kỳ vọng các biện pháp kích thích từ Trung Quốc
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Chứng khoán châu Á biến động mạnh khi nhà đầu tư theo dõi tình hình kinh tế ở Trung Quốc và thước đo lạm phát chính của Fed vào cuối tuần này.
Chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc biến động đầu phiên. Những lo ngại về thị trường Trung Quốc vẫn kéo dài sau khi 11 công ty Trung Quốc bị Moody hạ xếp hạng tín dụng vào ngày 23/02, cho thấy hậu quả của những vụ vỡ nợ kỷ lục.
Nhà đầu tư hiện đang chờ đợi xem liệu chính phủ có tung ra thêm các biện pháp kích thích sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi thúc đẩy doanh số bán các sản phẩm tiêu dùng truyền thống bao gồm ô tô và đồ gia dụng trong ngày 23/02. Kỳ vọng về các biện pháp kích thích cũng được thúc đẩy bởi hoạt động vay mượn yếu kém của chính quyền địa phương, làm dấy lên những suy đoán rằng Bắc Kinh có thể tiếp tục gánh thêm nợ.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm khoảng 1% khi cơ quan này công bố kế hoạch thúc đẩy các công ty niêm yết cải thiện quản lý và quản trị doanh nghiệp. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm sau khi S&P 500 chững đà tăng vào cuối tuần trước, chịu áp lực chốt lời từ các cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn.
Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York John Williams cho biết trong một cuộc phỏng vấn thứ Sáu rằng nền kinh tế đang đi đúng hướng và việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay có thể sẽ phù hợp .
Bob Savage, trưởng bộ phận chiến lược thị trường và phân tích chuyên sâu tại BNY Mellon, cho biết: “Tuần tới có thể mang lại nhiều rắc rối khi bước vào tháng 3 với hàng loạt lo ngại về lạm phát, kỳ vọng về các ngân hàng trung ương và lo ngại những xung đột lớn hơn sẽ dẫn đến sự gián đoạn thương mại toàn cầu”.
Trái phiếu Kho bạc Mỹ kéo dài đà tưang, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Úc giảm 9 điểm cơ bản. Đồng đô la mạnh lên so với hầu hết các đồng tiền trong Nhóm 10, trong đó đồng NZD là đồng tiền yếu nhất.
Bloomberg