Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán châu Á sụt giảm khi cổ phiếu Nhật Bản trượt dốc trước cuộc họp của BoJ

Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán châu Á sụt giảm khi cổ phiếu Nhật Bản trượt dốc trước cuộc họp của BoJ

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

07:57 14/06/2024

Chứng khoán châu Á sụt giảm, bị đè nặng bởi chứng khoán Nhật Bản, khi thị trường chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.

Chỉ số Nikkei và Topix sụt giảm, trong khi đó, USD/JPY dao động quanh mốc 157.10, do BoJ được dự đoán là sẽ cân nhắc giảm hoạt động mua trái phiếu. Theo các chuyên gia kinh tế, BoJ sẽ giữ lãi suất trong khoảng từ 0 - 0.1%. Các nhà giao dịch cũng theo dõi chặt chẽ tín hiệu về triển vọng tăng lãi suất trong những tháng tới.

Tony Sycamore, chuyên gia phân tích tại IG ở Sydney, cho biết: “Thị trường châu Á dự kiến ​​sẽ suy yếu hơn trong hôm nay do cuộc họp của BoJ chiều nay khiến chỉ số Nikkei lao dốc. Thị trường Trung Quốc đang phải giải quyết các vấn đề riêng, bao gồm tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng, căng thẳng thương mại và rủi ro giảm phát.”

BoJ là mối quan tâm của thị trường trái phiếu do nắm giữ lượng trái phiếu khổng lồ

Chứng khoán Úc trượt dốc, hợp đồng tương lai chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc cũng sụt giảm khi đà tăng của chứng khoán Mỹ (ngoài những cổ phiếu liên quan đến AI) bị gián đoạn. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ ổn định sau khi S&P 500 lập kỷ lục phiên thứ tư liên tiếp.

Cổ phiếu Broadcom dẫn đầu đà tăng sau báo cáo kết quả kinh doanh tích cực và thông báo chia tách cổ phiếu với tỷ lệ 10:1. GameStop cũng tăng khi Keith Gill, được biết đến với biệt danh "Roaring Kitty", đăng bài trên X. Mặt khác, cổ phiếu Adobe tăng 15% vào cuối phiên sau dự báo mạnh mẽ về doanh số bán các sản phẩm sáng tạo, cổ phiếu Tesla tăng vọt sau khi Elon Musk cho biết các cổ đông ủng hộ chế độ đãi ngộ của ông.

Chris Weston, giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Pepperstone Group, cho biết: “Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ có lĩnh vực công nghệ ghi nhận hiệu suất tích cực. Tuy nhiên, tỷ trọng của cổ phiếu công nghệ trên thị trường chứng khoán châu Á rất thấp”.

Đà tăng giá của cổ phiếu chip Mỹ đã đẩy chỉ số chứng khoán lên cao trong năm nay

Lợi suất trái phiếu Úc giảm khi lợi suất TPCP Mỹ duy trì đà giảm trước đó. Chỉ số PPI của Mỹ bất ngờ giảm mạnh nhất trong bảy tháng, cho thấy áp lực lạm phát đang hạ nhiệt. Một số loại thành phần được sử dụng để tính toán chỉ số lạm phát chính của Fed - PCE - đã giảm nhẹ trong tháng 5 so với tháng trước.

Bill Adams tại Ngân hàng Comerica - dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 và tháng 12 - nhận định: "Dữ liệu lạm phát mới nhất có thể thúc đẩy Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay."

Khởi đầu Mạnh mẽ
Khởi đầu mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử cho thị trường chứng khoán Mỹ sẽ tiếp tục kéo dài đến nửa cuối năm 2024, theo JPMorgan.

Mặc dù đà leo dốc có thể chậm rãi hơn sau khi S&P 500 đạt hiệu suất hai con số kể từ tháng 1, nhưng kết quả kinh doanh ổn định, triển vọng xoay trục chính sách của Fed và sức mạnh của nền kinh tế sẽ tiếp tục đẩy chứng khoán Mỹ lên cao trong những tháng tới, theo các chiến lược gia, bao gồm cả David Kelly. Họ khuyến nghị mua cổ phiếu vốn hóa lớn và kết hợp các cổ phiếu giá trị và tăng trưởng.

Tại châu Âu, trái phiếu của EU giảm sau khi các dự đoán về khả năng trái phiếu của khối này sẽ sớm được thêm vào các chỉ số đo lường TPCP đã vấp phải trở ngại, làm suy yếu nỗ lực của EU giúp trái phiếu của mình hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Rủi ro chính trị gia tăng tại Pháp khiến phần bù rủi ro của trái phiếu kỳ hạn 10 năm của quốc gia này tăng lên mức đỉnh so với trái phiếu Đức kể từ năm 2017. Đồng EUR mất giá do những lo ngại về cuộc bầu cử tại Pháp.

Trên thị trường hàng hóa, giá giá dầu giảm do dữ liệu kinh tế Mỹ cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt. Giá vàng duy trì đà giảm từ phiên trước.

Các sự kiện chính trong tuần này:

- Quyết định chính sách tiền tệ của BoJ vào Thứ Sáu
- Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee phát biểu vào Thứ Sáu
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Đại học Michigan, Mỹ vào Thứ Sáu

Một số diễn biến chính trên thị trường:

Chứng khoán
- Hợp đồng tương lai S&P 500 gần như đi ngang lúc 9:10 sáng giờ Tokyo
- Hợp đồng tương lai Hang Seng giảm 0.7%
- Chỉ số Topix Nhật Bản gần như đi ngang
- S&P/ASX 200 của Úc giảm 0.1%
- Hợp đồng tương lai Euro Stoxx 50 giảm 2.1%

Ngoại tệ
- Chỉ số DXY đi ngang
- EUR/USD không đổi ở mức 1.0737
- USD/JPY giữ nguyên ở mức 157.11
- USD/CNY ít thay đổi ở mức 7.2712

Tiền điện tử
- Bitcoin tăng 0.1% lên 66,749.63 USD
- Ether giảm 0.2% xuống 3,470.4 USD

Trái phiếu
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đi ngang ở 4.25%
- Lợi suất TPCP Úc kỳ hạn 10 năm giảm 5bps xuống 4.14%

Hàng hóa
- Dầu thô WTI giảm 1% xuống 77.82 USD/thùng
- Vàng ít thay đổi

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ