Châu Âu 30 năm nhìn lại: Cách NATO cô lập Nga khỏi phương Tây
Đức Nguyễn
FX Strategist
Nga đang ngày càng bị phương Tây cô lập trong 30 năm trở lại đây. Hai bản đồ sau cho ta thấy bối cảnh địa chính trị châu Âu đã thay đổi thế nào.
Phần Lan và Thụy Điển, hai quốc gia nổi tiếng về sự trung lập, đã tuyên bố đệ đơn gia nhập NATO trong tuần này. Kế hoạch của họ bắt nguồn từ việc Nga tấn công Ukraine vào cuối tháng Hai - để ngăn nước này gia nhập NATO.
Nga từng tấn công Ukraine vào năm 2014 sau một cuộc nổi dậy lật đổ chính phủ thân Nga. Ukraine đã tìm đến phương Tây để nhận hỗ trợ quân sự, nhưng vẫn chưa được gia nhập NATO.
Theo hiệp ước, các quốc gia NATO sẽ bảo vệ lẫn nhau. Giống Ukraine, Phần Lan có biên giới giáp Nga.
Châu Âu năm 1990
Trong năm 1990, sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, khối Liên Xô gồm Nga, Ukraine, các quốc gia biển Baltic và một số quốc gia khác. Tổ chức Hiệp ước Warsaw bao gồm thêm 6 quốc gia độc lập nữa.
Châu Âu năm 1990. Màu đỏ là Liên Xô, màu hồng là các nước Hiệp ước Warsaw, còn màu xanh là các quốc gia thành lập NATO
Châu Âu năm 2022
Trong hơn 30 năm, Đức đã thống nhất, và các quốc gia từng thuộc Tổ chức Hiệp ước Warsaw đều đã gia nhập NATO. Ba quốc gia từng thuộc Liên Xô - Estonia, Latvia và Litva đã gia nhập NATO.
Châu Âu năm 2022. Màu đỏ là Nga, màu xanh đậm là các quốc gia NATO, màu xanh nhạt là 2 nước đã đệ đơn xin gia nhập NATO
Dù Thụy Điển và Phần Lan muốn gia nhập NATO, thời gian xét duyệt có thể mất nhiều tháng, thậm chí có thể không được duyệt.
Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia NATO từ năm 1952, phản đối 2 quốc gia này tham gia hiệp ước, cho rằng vùng Scandinavia là “nhà chứa khủng bố.”
CNBC