Châu Âu cần một kế hoạch táo bạo hơn cho thị trường vốn
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Từ quá trình chuyển đổi xanh sang chuyển đổi số, nhu cầu đối với vốn là rất lớn ở châu Âu.
Châu Âu sẽ tài trợ số tiền khổng lồ cần thiết để đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng, cơ sở hạ tầng số và quốc phòng như thế nào? Mặc dù có nguồn tiết kiệm khổng lồ lên tới 33 nghìn tỷ EUR, nhưng Châu Âu vẫn gặp vấn đề về hệ thống ống nước. Thị trường vốn của Châu Âu chưa phát triển, trong khi khu vực ngân hàng của Châu Âu không đủ quy mô để đáp ứng nhu cầu chi tiêu vốn ngày càng tăng. Để giải quyết những câu đố về đầu tư, cần có thị trường vốn mạnh hơn.
Nhu cầu là rất lớn: Ủy ban Châu Âu ước tính rằng quá trình chuyển đổi xanh cần thêm 620 tỷ EUR mỗi năm cho đến năm 2030. Hơn nữa, chiến tranh Ukraine và viễn cảnh Donald Trump trở thành tổng thống lần thứ 2 tại Mỹ đang làm gia tăng nhu cầu chi tiêu quân sự nhiều hơn.
Tuy nhiên, bất chấp nhiều biện pháp mạnh tay từ ECB, tốc độ tăng trưởng cho vay đối với các công ty trong khu vực kể từ năm 2014 vẫn chưa bằng một nửa so với Mỹ. Khoảng cách về hiệu quả kinh tế giữa hai nước từ lâu đã làm các nhà hoạch định chính sách của châu Âu đau đầu. Sự phân kỳ ngày càng rộng đã khiến nỗi lo lắng này trở nên trầm trọng hơn.
"Chúng ta cần huy động vốn với quy mô lớn chưa từng có và vượt xa những gì hệ thống ngân hàng có thể cung cấp", cựu thủ tướng Ý và chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết.
Mặc dù có một số tiến bộ, nhưng vẫn còn một khoảng cách lớn về vốn đầu tư mạo hiểm so với GDP giữa châu Âu và Mỹ. Các công ty châu Âu có ít lựa chọn tài trợ hơn để giúp họ đầu tư và phát triển.
Ngày càng có nhiều lời kêu gọi khôi phục các kế hoạch còn dang dở về một liên minh thị trường vốn của châu Âu. Các báo cáo có sức nặng gần đây của cựu thủ tướng Ý Enrico Letta và cựu thống đốc ngân hàng trung ương Pháp Christian Noyer cũng nhắc về vấn đề này.
Nhưng ý tưởng về một thị trường vốn duy nhất trên khắp châu Âu đã bị đình trệ trong một thập kỷ. Những ý tưởng táo bạo thường bị trì hoãn.
Cuộc bầu cử gần đây của châu Âu có khả năng khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn, vì vậy có lẽ đã đến lúc phải thay đổi chiến thuật. Để giải quyết tình trạng tắc nghẽn trên toàn hệ thống, các nhà hoạch định chính sách nên hợp tác với các chuyên gia tài chính, đặc biệt là từ khu vực tư nhân.
Việc khôi phục và phát triển hệ thống chứng khoán sẽ giúp Châu Âu gia tăng nguồn vốn, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng, từ đó tăng cường khả năng tài chính của các doanh nghiệp và hỗ trợ cho các dự án hạ tầng và sáng tạo.
Các quy tắc được đưa ra để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính đã làm giảm sút sự phát triển của thị trường chứng khoán Châu Âu. Các ngân hàng phải áp dụng các phương pháp chuyển nhượng rủi ro phức tạp, mà chỉ có các ngân hàng lớn mới có khả năng thực hiện được. Sự phức tạp này đã làm chậm bước tiến của các ngân hàng khu vực, không thể cung cấp các dịch vụ tài chính một cách hiệu quả.
Solvency II, bộ quy tắc dành cho các công ty bảo hiểm, khiến việc tài trợ cho một dự án cơ sở hạ tầng dài hạn hoặc mua các gói vay cho doanh nghiệp nhỏ trở nên kém hấp dẫn, làm giảm lợi nhuận tiềm năng và hạn chế nguồn tài chính khả dụng.
Đã đến lúc hiệu chỉnh lại các quy định về chứng khoán để phản ánh tốt hơn hồ sơ rủi ro thực sự của tài sản, theo kịp thị trường vốn đang phát triển và khuyến khích đầu tư cho tăng trưởng của châu Âu. Cải cách các quy tắc Solvency II cũng rất cần thiết, cùng với các điều chỉnh toàn hệ thống đối với khuôn khổ ngân hàng và các tiêu chuẩn thị trường tài chính.
Hệ sinh thái vốn đầu tư mạo hiểm phải được nuôi dưỡng, tín dụng tư nhân được khai thác và các quy tắc bền vững cồng kềnh đối với các quỹ được hiệu chỉnh lại.
Trên hết, châu Âu cần một thị trường tài chính linh hoạt và đa dạng hơn. Nếu kế hoạch liên minh thị trường vốn không mang lại kết quả, điều đó có thể dẫn đến tăng trưởng thấp hơn.
Financial Times