Châu Âu chuẩn bị cho 5 năm cải cách quyết liệt

Châu Âu chuẩn bị cho 5 năm cải cách quyết liệt

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

14:00 20/06/2024

Nếu kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu tại Pháp làm đảo lộn nền dân chủ, thì trọng tâm của Nghị viện châu Âu cuối cùng sẽ không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, chính quyền mới cần chuẩn bị cho những biến động lớn trong tương lai gần.

Nhiệm kỳ 5 năm của Nghị viện châu Âu lần này cần phải là một "cuộc cách mạng", theo lời cựu Chủ tịch ECB Mario Draghi. Ba chủ đề sẽ chi phối chương trình nghị sự: thay đổi mô hình kinh tế để nâng cao năng lực cạnh tranh của châu Âu; đẩy nhanh và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu; và mở rộng liên minh.

Tăng cường năng lực cạnh tranh là việc cấp bách. Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã theo đuổi chính sách công nghiệp: trợ cấp, hạn chế nhu cầu nội địa và điều chỉnh tỷ giá nhằm tối đa hóa lợi thế cạnh tranh bất chấp các nguyên tắc thương mại quốc tế. Trung Quốc cũng đầu tư lớn vào nghiên cứu để thiết lập ưu thế tại nhiều lĩnh vực, đặc biệt là năng lượng tái tạo và xe điện.

Hoa Kỳ đã phản ứng với thách thức này bằng Đạo luật Giảm phát, nhằm bảo vệ việc sản xuất công nghệ sạch, đặc biệt trong ngành ô tô, trên lãnh thổ Mỹ. EU cần nhanh chóng theo kịp.

Bất kỳ chiến lược nào cũng phải dựa trên ba trụ cột: hoàn thiện thị trường năng lượng chung để đảm bảo nguồn cung không carbon với mức giá cạnh tranh; bảo vệ thị trường châu Âu mà không rơi vào chủ nghĩa biệt lệ (isolationism); và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển đồng thời đảm bảo các nguồn tài chính tư nhân có thể tiếp cận các doanh nghiệp châu Âu.

Ưu tiên thứ hai là tái tổ chức ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu. Đã có nhiều nỗ lực thất bại trong việc thành lập một cộng đồng quốc phòng châu Âu trong nhiều năm qua. Một trong những hệ quả sau cuộc chiến tranh lạnh là đầu tư quốc phòng thấp, dẫn đến sự phân tán của ngành công nghiệp quốc phòng. Những khó khăn EU gặp phải trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine khi cung cấp vũ khí và đạn dược mà Ukraine cần, đồng thời việc sản xuất của châu Âu vẫn chưa đủ và chưa phù hợp.

Cần làm rõ rằng đây không phải là vấn đề xây dựng một lực lượng quân đội chung. Các lực lượng vũ trang châu Âu đã có sự phối hợp trong khuôn khổ NATO và các chiến dịch chung. Nhưng đây là vấn đề mở rộng năng lực sản xuất trang thiết bị quân sự. Các doanh nghiệp trên khắp EU cần phải hợp tác để đáp ứng đơn đặt hàng và trang bị cho các lực lượng vũ trang, giúp EU đối phó với các mối đe dọa một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cuối cùng là vấn đề cải cách cần thiết để đảm bảo việc mở rộng liên minh trong tương lai diễn ra trong điều kiện tốt nhất. Tiếp cận với các nước láng giềng là chìa khóa để loại bỏ nguy cơ bất ổn trên biên giới của chúng ta. Nhưng sự an toàn như vậy phải trả giá - là những thay đổi đối với ngân sách EU và cách quản lý của tổ chức này.

Thị trường chung phải tiếp tục là nền móng cho tất cả các nước thành viên. Kinh nghiệm của Anh sau Brexit cho thấy rõ ràng: Quy định chung cho thương mại châu Âu là cách tốt nhất để hỗ trợ doanh nghiệp và việc làm. Các cải cách được đề xuất trong báo cáo sắp tới của Draghi về năng lực cạnh tranh châu Âu và của Enrico Letta về tương lai của thị trường chung sẽ giúp cải thiện điều này.

Tuy nhiên, EU sẽ không làm mọi việc với tư cách là một khối gồm 35 quốc gia. Công nghiệp quốc phòng châu Âu là một ví dụ điển hình. Ngành này tập trung ở 6 quốc gia, và Anh không còn là thành viên EU. Vì vậy, việc nhóm các nước này hợp tác cùng nhau là hợp lý. Chúng ta cũng có thể hình dung các nhóm nước khác làm việc tương tự trong lĩnh vực máy tính lượng tử.

Ngân sách hiện tại của châu Âu không thể thực hiện tất cả các mục tiêu tham vọng, từ tái thiết Ukraine đến triển khai ngành năng lượng carbon thấp, cùng việc thực thi một chính sách công nghiệp mạnh mẽ và đầu tư vào trí tuệ nhân tạo.

Có ba công cụ sẵn có để tăng ngân sách: tài chính tư nhân; hợp tác công - tư; và tăng nguồn thu của liên minh (thông qua thuế dịch vụ số, thuế quan đối với hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn EU).

Tương lai của EU phụ thuộc vào khả năng đương đầu với những thách thức này. Trong khi đó, bầu cử của Pháp sẽ đặt cược khả năng đóng góp của nước này vào tương lai chung.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ