Châu Âu lo ngại nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nếu Nga bị trừng phạt nặng nề
Một số quốc gia lớn ở Châu Âu lo ngại về việc nền kinh tế suy thoái sẽ làm gia tăng nguy cơ chia rẽ với Mỹ trước các biện pháp trừng phạt nhắm tới nước Nga nếu nước này xâm lược Ukraine.
Một số quốc gia lớn ở Châu Âu lo ngại về việc nền kinh tế suy thoái sẽ làm gia tăng nguy cơ chia rẽ với Mỹ trước sự tấn công Nga mạnh mẽ bằng các biện pháp trừng phạt mới nếu nước này xâm lược Ukraine.
Với mong muốn ngăn chặn chiến tranh, các nước đồng minh tại phương Tây tổ chức các cuộc đàm phán trong tuần này nhằm xoa dịu căng thẳng với Nga, đồng thời cảnh báo rằng nước này sẽ phải đối mặt với các hình phạt lớn cho bất kỳ hành vi xâm phạm nào. Việc thảo luận bao gồm kiểm soát xuất khẩu, hạn chế Nga tiếp cận công nghệ tiên tiến được sử dụng trong ngành hàng không, chất bán dẫn, cũng như máy tính và hàng tiêu dùng khác và thậm chí cắt Nga ra khỏi hệ thống thanh toán tài chính toàn cầu. Nga có thể bị Mỹ cấm vận như Cuba, Iran, Triều Tiên và Syria.
Tuy nhiên, một số người người đã bày tỏ lo lắng với Mỹ về khả năng gây thiệt hại cho nền kinh tế của chính họ. Các quốc gia Châu Âu cũng lo ngại rằng Nga có thể sẽ trả đũa, thậm chí có thể cắt nguồn cung cấp khí đốt quan trọng cho lục địa đang phải vật lộn với giá năng lượng cao kỷ lục vì EU là đối tác thương mại lớn nhất của Nga.
Và liệu rằng Đức có đáp trả lại Nga sau khi vừa hoàn thành đường ống dẫn khí Nord Stream 2 từ Nga hay không? Nếu năng lượng được sử dụng như một vũ khí, điều này cũng gây ra hậu quả cho tất cả các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng và Nord Stream 2 cũng không ngoại lệ.
Mỹ đang tham vấn các quốc gia Châu Âu và đã tổ chức các cuộc đàm phán với các quốc gia Đông Âu. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không đưa ra các cam kết chắc chắn và lên kế hoạch thảo luận với các đồng minh trước khi có bất kỳ thỏa thuận nào. Họ sẽ không đàm phán về việc mở rộng quy mô quân đội ở Đông Âu.
Các quan chức Nga và Mỹ đã tổ chức các cuộc hội đàm hôm thứ Hai tại Geneva, và cuộc họp hội đồng Nga - NATO cùng với các cuộc đàm phán tại Vienna tổ chức bởi Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu cũng sẽ diễn ra trong tuần này. Putin cho biết hiện ông không có kế hoạch xâm lược Ukraine, nhưng cũng đang yêu cầu NATO cung cấp cho ông các biện pháp bảo đảm về an ninh.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, hiện đang có hơn 100.000 binh sĩ Nga ở khu vực lân cận Ukraine và Nga có thể sẽ tăng cường lực lượng trong thời gian tới. Nga đang châm ngòi nổ và đưa ra những thông tin sai lệch về Ukraine. Trong khi đó, quân đội Ukraine đang thiếu hụt và không sẵn sàng để ngăn chặn một cuộc xâm lược.
Bloomberg