Chỉ báo lạm phát quan trọng đã đạt mức tăng lớn nhất trong gần ba thập kỷ
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Một chỉ báo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang đã tăng 3.4% trong tháng 5 so với một năm trước - mức tăng nhanh nhất kể từ đầu những năm 1990, Bộ Thương mại cho biết hôm thứ Sáu. Mặc dù đây mức tăng là lớn nhất kể từ tháng 4 năm 1992, nó vẫn nằm trong dự báo Dow Jones và thị trường chỉ phản ứng nhẹ. Thị trường chứng khoán hầu hết ghi nhận mức tăng bền vững, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ đã tăng cao tương đối.
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân lõi tăng đã phản ánh tốc độ mở cửa kinh tế nhanh chóng dẫn đến áp lực giá cả, đồng thời thể hiện sự thay đổi của quốc gia này kể từ khi đại dịch Covid-19 khiến chính phủ ban bố lệnh phong toả vào năm 2020.
Mặc dù kết quả dữ liệu có thể làm tăng thêm lo ngại về lạm phát, các quan chức Fed tiếp tục nhấn mạnh rằng mối lo hiện tại chỉ là tạm thời và nó có khả năng giảm bớt khi các điều kiện kinh tế trở lại bình thường.
Chỉ số lõi đã tăng 0.5% trong tháng - thấp hơn mức ước tính 0.6%.
Bao gồm cả biến động trong giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số PCE toàn phần đã tăng 3.9% trong năm và 0.4% trong tháng.
Phần lớn sự gia tăng lạm phát đến từ năng lượng khi giá của chúng đã tăng 27.4% so với mức 0.4% của giá thực phẩm.
Chỉ số PCE toàn phần đã tăng với tốc độ lớn nhất kể từ tháng 8 năm 2008, ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất, khiến lạm phát duy trì ở mức thấp và kéo dài trong suốt thời kỳ kinh tế phục hồi dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Lạm phát đã tăng đột biến gần đây khi nó phải chịu tác động của nhiều yếu tố. Chúng bao gồm sự gián đoạn chuỗi cung ứng, trong đó các nhà sản xuất mặt hàng sản phẩm chủ chốt đã không thể bắt kịp với nhu cầu leo thang do nền kinh tế mở cửa trở lại.
Mặc dù xu hướng đã đảo ngược gần đây, giá bất động sản tăng cao cũng là một yếu tố do chi phí gỗ xẻ tăng.
Cuối cùng, những con số hiện tại bị ảnh hưởng bởi cái mà các nhà kinh tế học gọi là “hiệu ứng cơ bản” hoặc sự chênh lệch khi so sánh với dự kiện 1 năm trước - thời điểm nền kinh tế chịu ảnh hưởng do lệnh hạn chế của chính phủ. Những tác động cơ bản đó có thể sẽ biến mất trong số liệu tháng 6 được công bố vào tháng tới.
Một phần riêng biệt của báo cáo hôm thứ Năm cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng không đổi trong tháng, so với ước tính tăng 0.4%, trong khi thu nhập cá nhân giảm 2% - ít hơn mức giảm 2.7% dự kiến. Song, những con số này cũng chưa phản ánh chính xác, chủ yếu là do các gói kích thích của chính phủ đã thúc đẩy thu nhập và chi tiêu một cách mạnh mẽ.
Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân đạt 12.4% - giảm so với mức 14.5% trong tháng Tư.
CNBC