Chỉ một cú sốc tăng trưởng toàn cầu mới có thể khiến đồng Yên duy trì đà tăng bền vững
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Đồng Yen có nhiều dư địa suy yếu hơn trong năm 2022 vì các phân tích cơ bản của nó vẫn cực kỳ tiêu cực. Những lý do “bearish” rõ ràng nhất - chính sách tiền tệ, tăng trưởng chậm chạp, phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, nợ chính phủ khổng lồ - đã được đề cập rộng rãi trong những tuần gần đây và không cần phải nhắc lại.
BoJ đã nói rõ rằng họ sẽ không thay đổi chính sách và bức tranh kinh tế trong nước ngày càng xấu đi. Do sự giàu có và thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản, đồng Yen vẫn có sức hút về mặt lý thuyết - nhưng không phải khi tâm lý ngại rủi ro là kết quả của lợi suất cao hơn hoặc giá năng lượng cao hơn, đó cũng chính là các chủ đề của năm 2022.
Vì vậy, tôi nhận ra rằng đồng Yen chỉ có một yếu tố “cứu cánh” duy nhất để đảo ngược xu hướng giảm giá của nó – chính là giá dầu giảm xuống, đặc biệt là do sự hoảng loạn về tăng trưởng toàn cầu.
Điều đó sẽ chứng kiến sự phục hồi của tỷ lệ trao đổi (terms of trade) ở Nhật Bản (năm nay đạt mức tồi tệ nhất trong lịch sử) và thặng dư tài khoản vãng lai của nước này tăng lên khi các nhà đầu tư Nhật Bản thu hồi các khoản đầu tư ở nước ngoài. Nó cũng sẽ khiến lợi suất giảm thấp hơn ở những nơi khác trên thế giới, thu hẹp khoảng cách với lợi suất TPCP Nhật Bản.
Vấn đề là giá dầu khó có thể sụt giảm vào thời điểm mà một trong những nhà sản xuất lớn của thế giới đang dần rút lui khỏi thị trường.
Bloomberg Economics coi sự bi quan với đồng Yên đã bị thổi phồng quá mức, nhưng tôi cho rằng sự lạc quan của nó về vấn đề xuất khẩu tốt hơn giúp thặng dư tài khoản vãng lai của quốc gia, và gây ảnh hưởng lên sức mạnh đồng tiền quốc nội sẽ mất nhiều thời gian hơn để có hiệu lực. Và tôi cũng lo sợ rằng các yếu tố toàn cầu về lợi suất tăng và giá dầu cao hơn hiện đang chi phối thị trường quá mức.
Mark Cudmore, Bloomberg