Chi phí phòng ngừa rủi ro giảm mạnh tiếp tục gây áp lực lên đồng Yên
Ngọc Lan
Junior Editor
Các nhà đầu tư đang ngày càng kỳ vọng rằng đồng Yên sẽ tiếp tục suy yếu. Điều này được thể hiện qua việc chi phí phòng ngừa rủi ro giảm mạnh sau khi BoJ nâng lãi suất nhưng vẫn duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ.
Hợp đồng swaps lãi suất USD và JPY kỳ hạn 3 tháng được các money manager Nhật Bản sử dụng để đối phó với rủi ro đồng nội tệ tăng giá làm xói mòn giá trị các khoản đầu tư nước ngoài của họ. Các hợp đồng này đã đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2022 vào tuần trước.
Trong vài năm qua, các quỹ Nhật Bản đã gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm lợi nhuận cao hơn từ tài sản nước ngoài do đồng Yên sụt giá gần 25%, khiến việc mua tài sản ở nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn. Chi phí phòng ngừa rủi ro cũng tăng vọt khi Nhật Bản duy trì lãi suất âm cho đến tháng này, trong khi các nước khác nhanh chóng thắt chặt chính sách để kiềm chế lạm phát. Dấu hiệu nhu cầu phòng ngừa giảm cho thấy các nhà đầu tư trong nước ít lo ngại hơn về khả năng đồng Yên sẽ phục hồi mạnh.
Shoki Omori, trưởng nhóm chiến lược gia tại Mizuho Securities ở Tokyo cho biết: "Các nhà đầu tư tiền tệ Nhật Bản mua tài sản ở nước ngoài mà không phòng ngừa rủi ro đang đẩy USDJPY lên cao. Với việc họ nghĩ rằng USDJPY sẽ không giảm đáng kể trong ngắn hạn, họ bắt đầu xem xét mua tài sản có mức tăng lợi suất tốt nhất nếu họ đầu tư trực tiếp, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ Mỹ và tín dụng Mỹ."
Mặc dù Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007 vào tuần trước, nhưng nhiều yếu tố cho thấy đồng Yên vẫn chịu áp lực giảm giá, bao gồm: chênh lệch lợi suất giữa Mỹ và Nhật, với lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ hiện cao hơn trái phiếu Nhật Bản khoảng 3.5 điểm phần trăm. Kể từ quyết định của BoJ, đồng Yên đã giảm giá hơn 1% so với đồng USD.
Các quan chức Nhật Bản đã cảnh báo họ có thể sẽ can thiệp để chống lại việc đồng Yên giảm giá. Họ cho rằng những biến động gần đây trên thị trường bắt nguồn từ hoạt động đầu cơ. Tuy nhiên, những cảnh báo này dường như không ảnh hưởng nhiều đến thị trường.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện cao hơn trái phiếu Nhật Bản tương đương 3.5 điểm phần trăm. Điều này có nghĩa là, nếu mức chênh lệch này không thay đổi, đầu tư bằng Yên vào chứng khoán Mỹ sẽ vẫn có lợi nhuận miễn là USDJPY tụt xuống khoảng 146.1 Yên. USDJPY hiện tại là 151.39 Yên vào thứ Ba.
Bloomberg