Chỉ số DMSI tuần 19/04 - 23/04: USD suy yếu thể hiện qua vàng thay vì EUR
Đạt Nguyễn
Currency Analyst
Chỉ số DMSI là chỉ số đo lường tâm lý của Retail Trader Việt Nam theo thang điểm 0-100 (Fear/Greed) được xây dựng bởi các chuyên gia hàng đầu của team Dubaotiente.
Cập nhật kết quả tuần trước:
- Vàng tăng 1.81%, phá thủng ngưỡng kháng cự quan trọng tại $1,760/oz, kỳ vọng DMSI tăng lên mức 50.8
- EUR/USD tăng 0.71% lên mức cao nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây, kỳ vọng DMSI tăng lên mức 47.3
Trong tuần giao dịch mới, kỳ vọng DMSI dành cho giá vàng tiếp tục tăng lên mức 53.4, thoát khỏi ngưỡng lưỡng lự và hướng tới chiều Bullish mạnh hơn so với tuần trước. Có lẽ, việc lợi suất TPCP Mỹ đánh mất ngưỡng hỗ trợ quan trọng tại 1.60% khiến phe Bullish vàng tự tin hơn hẳn. Các chỉ số lạm phát như CPI và doanh số bán lẻ tại Mỹ đều tăng vượt dự báo, tuy nhiên, nguyên nhân đến chủ yếu từ việc giá dầu đã tăng mạnh kể từ đầu năm. Điều này thể hiện qua việc chỉ số CPI cơ bản chỉ tăng 1.60% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, diễn biến đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khi tổng số ca tử vong chạm mốc 3 triệu người, trong khi số ca nhiễm tăng vọt trong vòng 2 tuần trở lại đây. Đáng chú ý, RBNZ tiếp tục duy trì các chính sách nới lỏng và chưa hề có động thái thắt chặt lãi suất như thị trường kỳ vọng. Khả năng cao môi trường lãi suất thấp như hiện nay vẫn được duy trì. Đây cũng là một trong những yếu tố then chốt có thể tác động tích cực tới giá vàng.
Cần tiếp tục theo dõi diễn biến dịch bệnh COVID-19 và các quyết định lãi suất của các NHTW trong khu vực G7 trong tuần giao dịch mới. Các mốc kháng cự trước mắt mà vàng cần phá vỡ: $1,800/oz, theo sau bởi $1,850/oz.
Đối với tỷ giá EUR/USD, kỳ vọng DMSI bất ngờ giảm nhẹ về mức 44.2 mặc dù xu hướng đồng USD đang diễn biến tiêu cực trong thời gian gần đây. Điều này có lẽ đến từ việc châu Âu công bố số liệu kinh tế thất vọng so với giới đầu tư và tình hình COVID-19 tại đây diễn biến phức tạp. Chỉ số niềm tin kinh tế ZEW tại Đức giảm về mức 70 sau chuỗi ngày tăng liên tiếp, trong khi kỳ vọng tại mức 79. Trong khi đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tại EU giảm 1% theo tháng, xuất nhập khẩu đều giảm lần lượt 5.5% và 2.7% trong tháng Hai.
Chú ý mốc hỗ trợ cứng tại 1.1900, trong khi kháng cự tại 1.2050 có thể khiến EUR/USD đảo chiều nếu không phá vỡ một cách thuyết phục.
Dubaotiente