Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản Mỹ tăng chậm nhất trong 4 tháng

Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản Mỹ tăng chậm nhất trong 4 tháng

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

20:58 13/10/2020

Một chỉ báo quan trọng đo lường giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 9 tăng ở mức thấp nhất trong vòng 4 tháng, cho thấy ít sự lo ngại về việc lạm phát tăng nhanh khi nền kinh tế phục hồi.

Chỉ số giá tiêu dùng sau khi loại bỏ các hàng hóa nhạy cảm như thực phẩm và chi phí xăng dầu, thường được các nhà điều hành của Fed xem là một chỉ báo đáng tin cậy hơn về xu hướng của giá cả, đã tăng 0.2% trong tháng 9 sau khi tăng 0.4% trong tháng 8 trước đó. Tính trong cả năm, chỉ số giá cơ bản trên đã tăng 1.7% theo số liệu công bố bởi Bộ Lao động Mỹ vào thứ 3. Chỉ số CPI tổng thể cũng tăng 0.2%, sau khi tăng 0.4% trong tháng 8. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số trên đã tăng 1.4%, trong khi đó mức tăng trong tháng 8 là 1.3%. 

Mức tăng khiêm tốn trong giá tiêu dùng diễn ra bất chấp việc giá xe cũ tiếp tục tăng mạnh và phản ảnh sự yếu ớt của nhu cầu trong một số khu vực của nền kinh tế khi dịch bệnh vẫn đang làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và khiến hàng triệu người dân Mỹ thất nghiệp. Dẫu vậy, sự phục hồi của chi tiêu từ mức đáy của cuộc khủng hoảng đã giúp cho giá cả dần tăng trở lại.

Các nhà điều hành Fed đã quyết tâm để đẩy lạm phát lên mức cao hơn và đã truyền đi tín hiệu rằng sẽ giữ lãi suất ở sát mức 0 ít nhất hết năm 2023 để đạt được mục tiêu trên. Mục tiêu của Fed sẽ là mức lạm phát 2%, được đo bởi chỉ số giá tiêu dùng của Bộ Thương mại Mỹ. Chỉ số trên đã gần như liên tục duy trì dưới mục tiêu trên kể từ năm 2012, với việc chỉ số PCE thấp hơn đôi chút so với CPI trong giai đoạn trên.

Chủ tịch Fed Powell đã phát biểu vào cuối tháng 8 rằng cơ quan này sẽ nhắm tới mục tiêu lạm phát trung bình 2% và sẽ cho phép tỷ lệ lạm phát vượt lên trên mục tiêu trên trong một khoảng thời gian. Điều này đồng nghĩa rằng quá trình tăng lãi suất trở lại khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống sẽ diễn ra chậm hơn so với trước đây.

Báo cáo CPI cho thấy giá phương tiện phương tiện cũ đã tăng 6.7% so với tháng trước đó, mức cao nhất kể từ năm 1969. Cùng với đó, lạm phát đã bị kiềm chế bởi mức tăng trung bình của chi phí nhà ở, chỉ ở mức 0.1% trong tháng thứ 2 liên tiếp. Giá quần áo, chi phí bảo hiểm phương tiện và chi phí máy bay suy giảm so với tháng trước.

Giá hàng hóa tiện lợi giảm 0.4% trong tháng 9, trong khi đó chi phí ăn ngoài tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2008.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thách thức cho GBP trong quý 3: Liệu BoE có giảm lãi suất sớm?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Thách thức cho GBP trong quý 3: Liệu BoE có giảm lãi suất sớm?

Áp lực đang đè nặng lên đồng GBP trong quý 3 khi việc cắt giảm lãi suất cuối cùng cũng được xem xét, trong khi cuộc tổng tuyển cử ở Anh gây ra một đợt biến động và làm suy yếu GBP, với việc Đảng Bảo thủ đương nhiệm ghi nhận kết quả thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Nhật Bản sẵn sàng hành động cứng rắn để bảo vệ đồng Yên
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhật Bản sẵn sàng hành động cứng rắn để bảo vệ đồng Yên

Ông Masato Kanda, thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, cam kết sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn để chống lại những biến động quá mức trên thị trường ngoại hối. Ông cho rằng sự suy yếu gần đây của đồng Yên không phản ánh đúng các yếu tố cơ bản của nền kinh tế, và có khả năng các hoạt động đầu cơ đang là nguyên nhân chính khiến đồng Yên lao dốc xuống mức thấp nhất trong 34 năm.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ