Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tháng 2 tăng 7.9% so với một năm trước, mức cao nhất trong 40 năm qua
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Lạm phát đã trở nên tồi tệ hơn vào tháng 2 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng leo thang ở Ukraina và áp lực giá cả ngày càng trở nên tăng cao hơn.
Số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10/3 cho thấy trong 12 tháng tính đến tháng 2 vừa qua, CPI của Mỹ tăng 7.9%, mức cao nhất kể từ tháng 1/1982, khi nền kinh tế Mỹ đối mặt với mối đe dọa kép là lạm phát cao hơn và tăng trưởng kinh tế giảm.
Mức tăng này không nằm ngoài dự báo nhưng là chỉ dấu cho thấy giá cả tiếp tục leo thang, đặc biệt là giá xăng, thực phẩm và nhà ở. Trước đó, CPI tháng 1 của Mỹ tăng 7.5%, đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này trên ngưỡng 6%.
Nhìn chung so với tháng trước, CPI tăng 0.8%. Các nhà kinh tế được khảo sát bởi Dow Jones đã dự đoán lạm phát toàn phần sẽ tăng 7.8% trong năm và 0.7% trong tháng.
Giá thực phẩm tăng 1% và thực phẩm tại nhà tăng 1.4%, cả hai mức tăng hàng tháng nhanh nhất kể từ tháng 4/2020, trong những ngày đầu của đại dịch COVID-19.
Năng lượng cũng dẫn đầu về giá tăng vọt, tăng 3.5% trong tháng 2 và chiếm khoảng một phần ba mức tăng của CPI.
Nếu loại trừ giá thực phẩm và năng lượng biến động, CPI lõi đã tăng 6.4%, phù hợp với ước tính và là mức cao nhất kể từ tháng 8/1982. Trên cơ sở hàng tháng, CPI lõi tăng 0.5, cũng phù hợp với kỳ vọng của Phố Wall.
Lạm phát gia tăng đồng nghĩa với việc tiền lương của người lao động bị tụt lại phía sau mặc dù cũng tăng đáng kể.
Theo BLS, thu nhập trung bình theo giờ được điều chỉnh theo lạm phát thực tế trong tháng đã giảm 0.8% vào tháng 2, góp phần làm giảm 2.6% trong năm qua. Điều đó xảy ra bất chấp thu nhập từ tăng 5.1% so với một năm trước, nhưng bị ảnh hưởng bởi áp lực tăng giá cả.
Thị trường mở cửa tiêu cực ở Phố Wall , với cổ phiếu bị áp lực bởi các cuộc đàm phán ngừng bắn Nga-Ukraina không có kết quả. Lợi suất trái phiếu chính phủ tăng sau báo cáo CPI.
CNBC