Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 11.08.2020: Cuộc họp RBNZ vào ngày mai là tâm điểm cần chú ý.
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Long EUR/USD dài hạn, tăng vị thế tại 1.1700 và 1.1650. Short NZD trước thềm cuộc họp RBNZ, nhưng hãy cẩn trọng. Short USD/JPY tại 106.50/70, và chờ Short USD/CHF.
EUR – Simmon Spearing
Khối lượng giao dịch trong phiên hôm qua đối với EUR/USD tương đối mỏng một phần do các thị trường bước vào kỳ nghỉ hè, nhưng Euro đã giảm về mức thấp hơn bởi các trader chốt lời trong ngắn hạn. Chúng ta vẫn đang ở giữa kỳ nghỉ hè, điều này có nghĩa rằng giai đoạn tích lũy sẽ còn kéo dài do tâm lý thị trường có chiều hướng không mặn mà với việc giao dịch. Đợt bán tháo vừa qua vẫn chưa thay đổi quan điểm về Euro và như đã nói ở các bài trước, chúng tôi đang kỳ vọng nhịp điều chỉnh giảm khoảng 200 pips để hướng tới các mức cao hơn trong tương lai. Thú thật rằng tâm lý lo lắng về vị thế đã xuất hiện, như Báo cáo IMM gần đây có đề cập, đặc biệt trong giai đoạn thanh khoản thị trường kém hiện nay, nhưng chúng tôi vẫn vững tin vào xu thế Bullish EUR và khuyến nghị xây dựng trạng thái lõi Long EUR dài hạn, nhưng vẫn chừa “chỗ” để gia tăng vị thế trước các nhịp điều chỉnh, như trước mắt là tại 1.1700 và xa hơn là 1.1650. Kết quả khảo sát kinh tế ZEW của Đức vào lúc 4h chiều nay (theo giờ Việt Nam) là tâm điểm hôm nay.
GBP – Matthew Pheasant
Không có gì quá bất ngờ trong phiên ngày hôm qua bởi thị trường đang ở trong trạng thái "nghỉ hè", với việc đồng Cable dao động trong vùng giá 1.30/31. Tỉ lệ thất nghiệp công bố đầu giờ chiều nay ở mức 3.9% thấp hơn mức dự báo, mặc dù con số này có lẽ không phản ánh đúng thị trường lao động khi chương trình hỗ trợ trả lương cho nhân viên nghỉ việc tạm thời đang còn hiệu lực. Một khi chương trình này kết thúc, kỳ vọng tỷ lệ thất nghiệp sẽ ở mức 7.5%. Nhưng cuối cùng thì số phận của đồng Cable sẽ vẫn phụ thuộc vào đồng Dollar, khi đồng bạc xanh đang mạnh lên đôi chút sau khi Euro yếu đi. Tỷ giá EUR/GBP do đó đã giảm xuống dưới mức 0.9 và mặc dù chúng tôi vẫn hơi thiên về "bearish" với đồng Pound, do vị thế Euro trở nên đáng lo ngại, nên chúng tôi sẽ đứng ngoài chờ cơ hội tốt hơn để đặt vị thế với đồng Bảng Anh.
NZD – James Clark
Cuộc họp RBNZ đang rất được mong đợi vào ngày mai vì nó không chỉ về việc liệu họ có mở rộng quy mô QE hay không và bằng cách nào, mà liệu họ có kéo dài thời gian của chương trình QE, hay việc liệu họ có thêm mua tài sản nước ngoài hay không và sẽ làm điều đó như thế nào, một cách can thiệp trung hòa hay không trung hòa. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra khoảng 60% xác suất RBNZ thông báo chương trình mua tài sản nước ngoài vào một thời điểm nào đó trong nửa sau năm 2020, nhiều khả năng rơi vào cuộc họp này. Bản thân tôi, tôi cảm thấy tin tưởng nhiều hơn rằng họ sẽ thêm chương trình mua tài sản nước ngoài trong cuộc họp ngày mai, nhưng mối quan tâm của tôi là có lẽ điều đó là không đủ để NZD giảm bền vững trong dài hạn. Thị trường có thể cho rằng chương trình đó là không đủ để có tác động trực tiếp lên thị trường FX nếu RBNZ thực hiện nghiệp vụ Hoán đổi tiền tệ chéo (cross-currency swap), và đó cũng là kịch bản chính mà tôi kỳ vọng. Một phương pháp can thiệp không trung hòa (unsterilized) vào thị trường FX giao ngay sẽ khiến họ gặp rủi ro đáng kể và có vẻ hơi cực đoan, nhưng chúng ta đã học được cách chuẩn bị cho những điều bất ngờ với Thống đốc RBNZ này và ông ấy muốn NZD mất giá nên không thể loại trừ khả năng nào. Vị thế thị trường nhìn chung là khá gọn gàng. Tôi nghĩ rằng tỉ lệ risk/reward gợi ý rằng nên short NZD trước thời điểm cuộc họp vì phản ứng với tin tức mua tài sản nước ngoài sẽ đủ để gây ra một nhịp giảm khoảng 1% hoặc hơn, điều này sẽ cho chúng ta cơ hội để chốt lời nhanh chóng trong trường hợp không có cam kết về việc can thiệp ngoại hối không trung hòa (phản ứng lảng tránh/mơ hồ trong phần phỏng vấn trả lời câu hỏi sau cuộc họp có thể được coi là RBNZ sẽ đi theo phương pháp can thiệp trung hòa,) hoặc giữ vị thế cho một nhịp giảm 3-4% nếu RBNZ đi theo con đường can thiệp không trung hòa.
JPY – James Clark
Nhóm các đồng G10 bị xoáy theo xu hướng dịch chuyển của EUR, khi thị trường chờ đợi xem liệu ngưỡng 1.17 có trụ vững và đà giảm sâu của USD tiếp diễn hay không. Vào lúc này những yếu tố trên vẫn duy trì, nên thiên hướng vẫn là Short USD so với các đồng, ngay thời điểm giá hiện tại. Vùng 106.50/70 sẽ là ngưỡng kháng cự trước những đợt tăng của USD/JPY, vì vậy nên mở Short tại đây. Xét về yếu tố dòng tiền thị trường, tôi đã đề cập hôm qua về việc chờ đợi tín hiệu đồng thuận từ phía khu vực nội địa một khi họ tăng nguồn cung USD/JPY ngay tại ngưỡng 106. Hiện tại điều này chưa xảy ra và trên thực tế tôi chỉ nhìn thấy nhu cầu rất khiêm tốn của các quỹ tiền thật nước ngoài đối với USD/XXX vào hôm qua.
CHF – Matthew Pheasant
Không có gì đáng kể để nói về CHF hôm qua, khi mà cặp chéo EUR/CHF tưởng như (một lần nữa) phá vỡ mức 1.08 nhưng lại thất bại và giảm trở lại. Không có quan điểm cụ thể gì vào lúc này bởi chúng tôi duy trì chiến lược giao dịch theo biên độ, tuy nhiên ngưỡng 1.08/1.0850 vẫn là cản mạnh đối với EUR/CHF, và nếu EUR/USD tiếp tục rơi thêm, chúng ta sẽ nhìn thấy cơ hội tốt để Short USD/CHF.