Chiến lược giao dịch trái phiếu với lợi nhuận toàn phần vẫn chưa ''trút hơi thở cuối cùng''

Chiến lược giao dịch trái phiếu với lợi nhuận toàn phần vẫn chưa ''trút hơi thở cuối cùng''

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

11:58 13/05/2024

Sau khi kết thúc đợt tăng giá lịch sử của thị trường trái phiếu, liệu có phải mọi thứ đã “tan thành mây khói” với những nhà đầu tư trái phiếu linh hoạt, những người theo đuổi lợi nhuận không bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn thị trường?

Nhà đầu tư Bill Gross khẳng định chắc chắn điều này. Ông viết trong báo cáo triển vọng hàng tháng của mình, tuyên bố rằng chiến lược giao dịch trái phiếu với lợi nhuận toàn phần - mà ông là người tiên phong cách đây hơn 40 năm – đã “tắt thở”. Ông lập luận rằng thị trường trái phiếu sẽ có đà xuống dốc dài, với dấu hiệu là lãi suất cao hơn do lạm phát cao hơn dự kiến, và việc phát hành các khoản nợ lớn để đối phó với tình trạng thâm hụt tiếp diễn.

Lịch sử 40 năm của thị trường trái phiếu bắt đầu với lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức 15.84% vào tháng 9 năm 1981, và kết thúc vào tháng 8 năm 2020 ở mức 0.51%. Sử dụng dữ liệu từ Edward McQuarrie của Đại học Santa Clara, ước tính trong đà thị trường tăng giá gần đây, trái phiếu đã tạo ra tổng lợi nhuận hàng năm đáng kinh ngạc ở mức 9.8%, so với tổng lợi nhuận hàng năm là 5.5% từ năm 1793 đến năm 2023.

Đại dịch đã cắt đứt khoản lợi nhuận khủng này. Từ năm 2020 đến năm 2022, thị trường trái phiếu có những khoản sụt giảm tương tự như cổ phiếu công nghệ trong một đợt điều chỉnh, với lợi nhuận âm 26.5%, mức giảm tồi tệ nhất kể từ những năm 1840.

Thị trường trái phiếu hiện đang ở một vị thế khác xa so với những gì chúng ta đã thấy trong nhiều thập kỷ trước. Hiện tại trái phiếu có coupon cao hơn (5.25% theo Chỉ số tổng hợp của Bloomberg Hoa Kỳ) và kỳ hạn ngắn hơn (bởi giá trái phiếu ít nhạy cảm với việc tăng lãi suất). Như Jim Grant, chủ sở hữu của Grant's Interest Rate Observer, đã nói, “thật tuyệt khi có lãi suất để tiếp tục theo dõi”.

Chiến lược giao dịch trái phiếu với lợi nhuận toàn phần chưa thực sự “ra đi”. Chiến lược này chỉ vừa tiến hóa lên để ngày càng tí phụ thuộc vào lãi suất. Jeremy Siegel, tác giả cuốn sách “Cổ phiếu dài hạn”, đã tái bản vào năm ngoái với Jeremy Schwartz, giám đốc bộ phận đầu tư toàn cầu của WisdomTree. Cuốn sách này gợi ý rằng, lợi nhuận dài hạn hàng năm của các loại tài sản chính là: 8% đối với cổ phiếu, 5% đối với trái phiếu, 4% đối với tín phiếu chính phủ và 2% đối với vàng.

Gross đã đúng khi lưu ý rằng Chỉ số Thị trường Trái phiếu Vanguard Total đã mang lại lợi nhuận 0.1% trong 5 năm qua, bao gồm cả giai đoạn khó khăn từ 2020 đến 2022. Với lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ hiện nay là 5.25%, thị trường ngày nay có mức rủi ro trên lợi suất khác nhiều so với năm 2019 khi coupon ở mức dưới 2%.

Nếu không có lợi suất trái phiếu ngày càng giảm, công việc của nhà đầu tư theo chiến lược giao dịch trái phiếu với lợi nhuận toàn phần hiện đại chỉ là bảo vệ dòng thu nhập từ các khoản đầu tư trong thời kỳ suy thoái, và tăng cường khoản này khi thị trường tăng trưởng. Hiểu đơn giản, công việc của họ là làm tốt hơn hơn coupon clipping - chỉ nhận lãi theo chu kỳ cố định chứ không giao dịch trái phiếu.

Chìa khóa cho vấn đề này là phải “bơi” trong môi trường vĩ mô bấp bênh. Triển vọng về lạm phát trong tương lai, chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và lãi suất trung lập sẽ là những vấn đề rất đáng lo ngại, cùng với tác động của thâm hụt kinh niên và số lượng phát hành trái phiếu ngày càng tăng để tài trợ cho chính phủ. Công việc của người theo chiến lược giao dịch trái phiếu với lợi nhuận toàn phần năm 2024 là phải đánh giá được những rủi ro này và các rủi ro tương tự. Từ đó họ có thể hiểu rõ hơn về danh mục đầu tư trái phiếu, nhằm trước hết phải bảo vệ được thu nhập từ coupon, và thứ hai là tận dụng các cơ hội mà chúng mang lại.

Thậm chí chỉ cần nhìn vào mức lợi suất hiện tại, chiến lược giao dịch trái phiếu với lợi nhuận toàn phần, nếu được thực hiện hiệu quả, có thể mang lại ít nhất 2/3 tiềm năng so với mức lợi nhuận 8% của thị trường cố phiếu với ít biến động hơn. Nhưng việc đầu tư theo chiến lược giao dịch trái phiếu với lợi nhuận toàn phần có mang lại kết quả không? Nhiều người với góc nhìn từ thị trường cố phiếu, tin rằng các nhà đầu tư theo chiến lược này không thể có hiệu suất tốt hơn chỉ số tiêu chuẩn. Nhưng thị trường trái phiếu là một điều gì đó khác biệt hoàn toàn khác so với thị trường cố phiếu.

Theo Báo cáo S&P Index Versus Active, 80% nhà đầu tư vào các cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ hoạt động kém hiệu quả so với chỉ số S&P 500 trong 5 năm tới. Tuy nhiên, trong hạng mục thị trường trái phiếu nói chung, 55% các nhà đầu tư đã vượt trội so với mức tiêu chuẩn cùng kỳ. Tại sao lại như thế?

Trong cổ phiếu, trọng số lớn nhất của các nhà đầu tư là các cố phiếu hàng đầu “all-star”. Hãy nghĩ đến cổ phiếu của 7 công ty công nghệ blue-chip hàng đầu - Magnificent Seven. Các nhà đầu tư cổ phiếu không thể vượt qua một quỹ chỉ số nếu họ không thực sự toàn tâm toàn ý vào các cố phiếu hàng đầu, mà hầu hết họ đều không có chiến lược như vậy.

Tuy nhiên, trong thị trường trái phiếu, trọng số lớn nhất thường là những “đứa con ghẻ”, chẳng hạn như các công ty có đòn bẩy tài chính quá cao, chứng khoán thế chấp lãi suất thấp và các quốc gia vay nợ quá nhiều. Nhận ra rủi ro và tránh được chúng sẽ mang lại những phần thưởng hậu hĩnh cho nhà đầu tư. Việc hầu hết các nhà đầu tư đều vượt qua được chỉ số tiêu chuẩn là minh chứng rõ ràng của điều này. Kỷ nguyên mới giờ đây chỉ cần thay đổi phong cách đầu tư, tập trung hơn vào việc bảo vệ coupon và đánh giá rủi ro.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ