Chiến lược reflation trade năm 2021 sẽ phải vượt qua "bài kiểm tra" virus
Lợi suất trái phiếu trên thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực suy giảm vào năm 2021 tương tự như năm nay. Những tác động tiêu cực dai dẳng của virus làm suy yếu câu chuyện "reflation trade" (chiến lược đặt cược vào kịch bản lạm phát phục hồi)
Một trong những động lực chính lập luận cho đà tăng của thị trường chứng khoán là mức tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong tương lai khi phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát toàn cầu từ YouGov cho thấy các hộ gia đình sẽ cắt giảm chi tiêu vào năm 2021. Đây là một vấn đề nghiêm trọng với các quốc gia như Hoa Kỳ và Anh, nơi chi tiêu tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh tế. Vết sẹo kinh tế do Covid-19 là vấn đề toàn cầu, do đó châu Âu và châu Á cũng sẽ chứng kiến hiện tượng người tiêu dùng thận trọng trong chi tiêu.
Trong tương lai gần, khả năng triển khai vắc-xin ở Hoa Kỳ chậm hơn dự kiến. Hoa Kỳ chỉ tiêm vắc xin trung bình cho 200,000 người mỗi ngày, có nghĩa là mục tiêu 20 triệu người được tiêm chủng vào cuối năm của chính quyền Trump sẽ không đạt được. Trừ khi tốc độ tăng lên đáng kể, đại dịch có thể gây nhiều tổn thất cho nền kinh tế hơn những gì thị trường dự tính
Những thách thức kinh tế kéo dài do virus gây ra sẽ giữ cho các chính sách của ngân hàng trung ương có khả năng đáp ứng lâu hơn so với dự đoán của các reflation trader. Điều đó đồng nghĩa với việc lợi suất của trái phiếu kho bạc Mỹ, Đức và Anh sẽ tiếp tục lao dốc trong khoảng thời gian dài. Và cổ phiếu, một tài sản rủi ro với thanh khoản tốt chắc chắn sẽ tiếp tục hưởng lợi trong môi trường như vậy. Do đó chiến lược buy on dips kỳ vọng sẽ thống trị trên cả thị trường cổ phiếu và trái phiếu.