Chiến tranh tiền tệ quay trở lại?
Đồng đô la tiếp tục suy yếu không thể qua mắt các nhà hoạch định chính sách, và những cuộc bàn tán về chiến tranh tiền tệ một lần nữa bùng lên.
Khởi đầu tuần mới với ngày thứ Hai sôi động khi kết quả cuộc bầu cử trở nên rõ ràng hơn cộng với tin tức về vaccine, đồng đô la biến động giật giữa động thái chốt lời và đặt cược cho gói kích thích.
Bất chấp có lúc vượt qua mức 104 trong ngày hôm nay, tỷ giá USD/JPY có xu hướng giảm và tiến tới vùng 100 khi giới đầu tư Nhật Bản đổi ngoại tệ về Yên Nhật do lợi suất trái phiếu nước ngoài đang sụt giảm. Sức mạnh của đồng Yên đã nằm trong "tầm ngắm" của BOJ sau khi ngân hàng trung ương cam kết theo dõi các biến động ngoại hối vì tầm quan trọng của ổn định tiền tệ. Trong khi đó, ECB có thể tăng cường can thiệp vào tỷ giá nếu EUR/USD vượt quá mức 1.20, mức cao nhất trong mùa hè.
Các nhà hoạch định chính sách gần đây đã nêu rõ ưu tiên làm suy yếu của tiền tệ để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng và triển vọng lạm phát. Việc RBA tung ra gói QE được dự đoán một phần do "tác động kích thích" của tỷ giá hối đoái suy yếu hơn, trong khi việc kéo dài thời gian mua vào trái phiếu cho tới năm 2021 có thể châm ngòi cho cuộc đua tới đáy của các đồng tiền.
Với khả năng Fed tiếp tục nới lỏng trong bối cảnh bế tắc tài khóa, đồng Đô la vẫn sẽ giảm giá mặc dù các dấu hiệu cho thấy chi tiêu kích thích của Hoa Kỳ khiêm tốn hơn so với dự định của đảng Dân chủ. Điều đó sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu phải tìm mọi cách để hạn chế sức mạnh của các đồng tiền. Diễn đàn thường niên của ECB trong tuần này sẽ mang đến nhiều cơ hội để làm việc đó, và không loại trừ những ý định có thể được khơi mào về một cuộc chiến tranh tiền tệ.