Chính phủ Mỹ có thể cứu trợ Ngân hàng First Republic

Chính phủ Mỹ có thể cứu trợ Ngân hàng First Republic

10:37 22/03/2023

Các cuộc đàm phán giữa các nhà chức trách Hoa Kỳ về First Republic đã và đang đưa ra nhiều biện pháp khác nhau, nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư và người mua tiềm năng.

Các nhà lãnh đạo ngân hàng Phố Wall và các quan chức Hoa Kỳ thảo luận về việc can thiệp vào Ngân hàng First Republic đang nghiên cứu khả năng tìm đến chính phủ để đạt một thỏa thuận có thể giúp nhà băng này hút vốn. Cổ phiếu ngân hàng này giảm trong sau phiên giao dịch chính.

Các nhà chức trách đã đưa ra nhiều biện pháp khác nhau nhằm khiến doanh nghiệp trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư hoặc người mua tiềm năng, một phần trong nỗ lực đảm bảo không có một ngân hàng Hoa Kỳ nào thất bại nữa.

Trong số các phương án, chính phủ có thể đóng vai trò trong việc loại bỏ tài sản khiến bảng cân đối kế toán suy yếu ra khỏi First Republic. Mặc dù các nhà đầu tư đã bày tỏ sự quan tâm đến việc giúp đỡ, nhưng những khoản lỗ chưa được thực hiện của công ty vẫn là một trở ngại. Những ý tưởng bổ sung bao gồm bảo vệ các khoản nợ, áp dụng các quy tắc vốn linh hoạt hơn hoặc nới lỏng các giới hạn đối với cổ phần sở hữu.

Các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục. Một số quan chức cho biết nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết và một thỏa thuận vẫn chưa được đảm bảo. Không rõ chính phủ sẽ cung cấp bất kỳ hỗ trợ tài chính nào.

Người phát ngôn của Nhà Trắng đã chuyển các câu hỏi tới các cơ quan quản lý ngân hàng. Đại diện của Cục Dự trữ Liên bang, Bộ Tài chính và First Republic từ chối bình luận và FDIC đã không trả lời các thắc mắc.

Cổ phiếu First Republic đã giảm sau phiên giao dịch chính tại New York vào thứ Ba (21/3), giảm 19% xuống còn 12.80 USD, trước đó đóng cửa phiên giao dịch chính ở mức 15.77 USD.

First Republic, ngân hàng có trụ sở tại San Francisco chuyên phục vụ các ông lớn công nghệ giàu có, đã mất 89% vốn hóa thị trường trong năm nay khi khách hàng đổ xô tới rút tiền, gây áp lực và buộc ngân hàng phải bán lỗ tài sản để bù đắp. Tuy nhiên, công ty cũng được hỗ trợ bởi 11 “ngân hàng đại gia”, những người đã rót vốn 30 tỷ USD và tạo điều kiện cho nhà băng này có thêm thời gian tìm cách giải quyết căng thẳng.

Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang (FDIC) đã tiếp quản Ngân hàng Thung lũng Silicon của Tập đoàn Tài chính SVB và Ngân hàng Signature có trụ sở tại New York, khiến các cơ quan quản lý phải thực hiện chi trả các khoản tiền gửi không được bảo hiểm sau khi các ngân hàng phá sản.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết trước đó vào thứ Ba rằng: “Hoa Kỳ sẽ có những hành động đặc biệt nếu những ngân hàng nhỏ khác bị đe dọa. Bà cho biết chính phủ “kiên quyết cam kết” giảm thiểu rủi ro ổn định tài chính khi cần thiết. Công chúng nên tin tưởng vào hệ thống ngân hàng của quốc gia”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ