Chính sách của Fed có thể sẽ không có nhiều hiệu quả nếu họ tiếp tục quá "từ tốn"

Chính sách của Fed có thể sẽ không có nhiều hiệu quả nếu họ tiếp tục quá "từ tốn"

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

14:00 04/09/2024

Mặc dù Chủ tịch Jay Powell đã gợi ý rằng đã đến lúc điều chỉnh chính sách tiền tệ, nhưng sự không rõ ràng về tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất đang đặt Fed vào thế khó. Nếu không nhanh chóng thay đổi, sự ổn định kinh tế cũng như tính trung lập chính trị của Fed sẽ bị đe dọa trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.

Fed, không giống như các ngân hàng trung ương khác, có mục tiêu kép là ổn định lạm phát và tăng trưởng việc làm. Trong bối cảnh hiện tại, Powell đã tự tin rằng lạm phát đang tiến gần tới mục tiêu 2% mà Fed đã đặt ra. Do đó, sự chú ý hiện tại của Fed chuyển sang theo dõi triển vọng của thị trường lao động. Quyết định này quan trọng vì nếu thị trường lao động bắt đầu suy yếu, Fed có thể cần phải điều chỉnh lãi suất mạnh mẽ hơn để hỗ trợ nền kinh tế.

Tại cuộc họp gần đây của các ngân hàng trung ương tại Jackson Hole, Powell tuyên bố rằng Fed sẽ "làm mọi thứ có thể để hỗ trợ một thị trường lao động mạnh mẽ". Điều này tương tự với tuyên bố nổi tiếng của Mario Draghi, Chủ tịch ECB vào năm 2012. Khi đó, Draghi đã khẳng định rằng ECB sẽ làm "bất cứ điều gì cần thiết" để bảo vệ đồng euro trong bối cảnh khủng hoảng nợ công Châu Âu. Lời nói của Draghi đã đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong chính sách của ECB và được xem là một bước đi quyết liệt để giữ vững đồng euro. Vì vậy, Powell có thể sẽ thực hiện những hành động quyết liệt để hỗ trợ nền kinh tế và thị trường lao động, thay vì giữ nguyên chính sách hiện tại.

Powell đã nhắc đến các đợt "hạ cánh mềm" trong lịch sử xảy ra vào các năm 1965, 1984 và 1994, khi Fed đã thành công trong việc làm chậm lại nền kinh tế mà không gây ra suy thoái. Alan Blinder, một nhà kinh tế học nổi tiếng, cũng đã cho rằng trong giai đoạn 1999-2000, Mỹ cũng đã gần đạt được hạ cánh mềm, dù không hoàn toàn tránh được suy thoái.

Mặc dù tất cả các chu kỳ đều sẽ có những điểm khác nhau, nhưng các lần hạ cánh mềm thành công đều có điểm chung về chính sách tiền tệ. Năm 1984, Fed đã cắt giảm lãi suất hơn 3 điểm phần trăm chỉ trong bốn tháng. Trong năm 2001, lãi suất đã giảm 2.75 điểm phần trăm trong nửa đầu năm. Năm 1995, Fed đã thực hiện việc giảm lãi suất từ tốn, họ đã cắt giảm tổng cộng 0.75 điểm phần trăm trong bảy tháng. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là mặc dù Fed đã dự kiến tăng lãi suất thêm 1.5 điểm phần trăm vào cuối chu kỳ, nhưng điều đó đã không xảy ra, và lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm đã giảm gần 2 điểm phần trăm từ lần tăng cuối cùng cho đến lần giảm đầu tiên. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm hiện nay đã duy trì trong một phạm vi hẹp trong suốt hai năm qua và chỉ thấp hơn khoảng 0.5 điểm phần trăm so với mức tăng cuối cùng của chu kỳ trước. Điều này cho thấy rằng mặc dù Fed đã tăng lãi suất, thị trường trái phiếu không có phản ứng mạnh như trong các chu kỳ trước, có thể vì kỳ vọng về lãi suất và tình hình kinh tế không rõ ràng như trước đây.

Quan trọng là, trong các trường hợp "hạ cánh mềm" trước đây, Fed đã bắt đầu giảm lãi suất trước khi thị trường lao động suy giảm mạnh. Trong những lần đó, tỷ lệ thất nghiệp chỉ tăng nhẹ từ 0.1 đến 0.3 điểm phần trăm trước khi Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường lao động chưa suy thoái nghiêm trọng, nhưng Fed đã chủ động hành động để duy trì sự ổn định kinh tế. Tuy nhiên, trong chu kỳ hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng gần 1 điểm phần trăm, cao hơn nhiều so với các trường hợp trước đây. Vì vậy, có thể Fed sẽ cần phải hành động càng sớm càng tốt trước khi tình hình thị trường lao động xấu đi thêm.

Fed có quyền lực rất lớn trong việc quyết định khi nào một chu kỳ kinh tế sẽ kết thúc, thông qua các chính sách tiền tệ của mình. Trong các chu kỳ khác, những quyết định tăng lãi suất mạnh mẽ của Fed đã làm kinh tế rơi vào suy thoái.

Một dấu hiệu khác cho thấy nhu cầu thay đổi chính sách là ở thị trường nhà ở, một kênh chính để truyền tải chính sách tiền tệ đến nền kinh tế. Khả năng chi trả đã giảm mạnh trong chu kỳ này. Theo Hiệp hội môi giới bất động sản quốc gia Hoa Kỳ, nhà ở là nơi có giá cả phải chăng nhất kể từ giữa những năm 1980.

Lãi suất chính sách hiện tại của Fed rõ ràng là đủ mạnh để hạ chỉ số PCEI lõi từ 5.6% xuống 2.6%. Hiện nay, mặc dù lạm phát đã giảm, lãi suất hiện tại vẫn được coi là cao hơn nhiều so với mức cần thiết để duy trì sự ổn định của nền kinh tế. Mức lãi suất hiện tại vẫn cao hơn nhiều so với lãi suất trung lập. Hầu hết các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) ước tính rằng lãi suất trung lập nằm trong khoảng 2.5% đến 3.5%. Hiện tại, mức lãi suất của Fed đang ở mức 5.25% - 5.5%, cao hơn nhiều so với mức này, cho thấy chính sách tiền tệ hiện tại có thể đang quá thắt chặt. Vì vậy, Fed cần cân nhắc giảm lãi suất về gần mức trung lập, giúp nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn mà không gây ra lạm phát cao.

Một số người có thể lo ngại rằng việc thay đổi chính sách có thể bị coi là một động thái mang tính chính trị nhằm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử hoặc tạo ra sự bất ổn về mặt chính trị. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, Fed cũng khó có thể tiếp tục giữ mức lãi suất cao khi nó không còn phù hợp với mục tiêu kinh tế hiện tại, họ cần phải hỗ trợ thị trường lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tránh rơi vào suy thoái. Nếu Fed không điều chỉnh chính sách khi cần thiết, họ có thể rủi ro đến tính trung lập về chính trị của mình. Có thể sẽ có cáo buộc rằng Fed đang duy trì chính sách hiện tại để phục vụ các mục tiêu chính trị hoặc không đủ nhạy bén với các vấn đề kinh tế. Điều này có thể làm giảm niềm tin vào sự độc lập và khả năng ra quyết định của Fed.

Nếu Fed không điều chỉnh chính sách tiền tệ trước cuộc bầu cử và tình hình kinh tế tiếp tục xấu đi, họ có thể phải thực hiện các điều chỉnh khẩn cấp, không theo kế hoạch, gây ảnh hưởng đến sự độc lập và uy tín của họ. Cuộc họp chính sách tháng 9 được xem là cơ hội quan trọng để thực hiện các điều chỉnh cần thiết trước khi cuộc bầu cử diễn ra.

Với độ trễ trong việc truyền tải chính sách tiền tệ từ sáu đến 12 tháng, Fed cần phải hành động càng sớm càng tốt. Họ sẽ tiếp tục phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế để đưa ra quyết định chính sách. Tuy nhiên, các thông báo kinh tế trong tương lai sẽ vẫn khó dự đoán, điều này làm cho việc quyết định chính sách tiền tệ càng trở nên phức tạp. Nếu Fed không điều chỉnh chính sách kịp thời, chính sách của họ có thể trở nên thụ động và quá quyết liệt khi các vấn đề kinh tế đã xảy ra. Điều này có thể dẫn đến sự bất ổn kinh tế lớn hơn và làm giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bất chấp bảng lương tích cực, giá vàng vẫn tăng mạnh do lo ngại thuế quan và lạm phát

Bất chấp bảng lương tích cực, giá vàng vẫn tăng mạnh do lo ngại thuế quan và lạm phát

Giá vàng tiếp tục tăng mạnh sau khi chịu áp lực đầu phiên Mỹ, trong bối cảnh nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn do lo ngại về thuế quan và lạm phát, ngay cả khi báo cáo việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ ủng hộ lập luận tạm dừng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang.
Lợi suất trái phiếu tăng là cơ hội cho các quỹ lương hưu nhưng đừng quên bài học từ cựu Thủ tướng Anh Liz Truss
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Lợi suất trái phiếu tăng là cơ hội cho các quỹ lương hưu nhưng đừng quên bài học từ cựu Thủ tướng Anh Liz Truss

Lợi suất trái phiếu tăng có thể là tin tốt cho các quỹ lương hưu khi giúp cải thiện khả năng đảm bảo chi trả cho người nghỉ hưu. Tuy nhiên, bài học từ cuộc khủng hoảng tài khóa thời Liz Truss cho thấy việc quản lý chi tiêu công và lãi suất vẫn là thách thức lớn đối với chính phủ Anh.
Nền kinh tế Trung Quốc và vòng xoáy trì trệ: Đã đến lúc đánh thức "con rồng" bằng gói kích thích mạnh mẽ hơn
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Nền kinh tế Trung Quốc và vòng xoáy trì trệ: Đã đến lúc đánh thức "con rồng" bằng gói kích thích mạnh mẽ hơn

Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài hậu đại dịch, đặt ra những thách thức lớn trong việc hồi phục tăng trưởng. Khi các biện pháp kích thích chưa phát huy hiệu quả như mong đợi, kỳ vọng về một gói cứu trợ mạnh mẽ hơn từ Bắc Kinh ngày càng gia tăng.
Chứng khoán toàn cầu giảm điểm khi trọng tâm đổ dồn về dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp và lợi suất trái phiếu Trung Quốc
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chứng khoán toàn cầu giảm điểm khi trọng tâm đổ dồn về dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp và lợi suất trái phiếu Trung Quốc

Lợi suất trái phiếu Trung Quốc tăng trở lại sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) thông báo tạm ngừng mua trái phiếu chính phủ, một động thái bất ngờ nhằm ngăn lợi suất giảm sâu. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán tại Nhật Bản, Trung Quốc và Australia tiếp tục giao dịch trong sắc đỏ vào phiên thứ Sáu, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước các diễn biến kinh tế và chính sách tiền tệ toàn cầu.
Chỉ số tâm lý thị trường crypto lao dốc về mức tháng 10, Bitcoin rơi xuống dưới 94,000 USD.
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chỉ số tâm lý thị trường crypto lao dốc về mức tháng 10, Bitcoin rơi xuống dưới 94,000 USD.

Chỉ số Sợ Hãi & Tham Lam Crypto giảm mạnh 19 điểm trong một ngày, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10, khi Bitcoin rơi dưới 92.000 USD. Tâm lý thị trường chuyển sang "Trung lập" do chịu ảnh hưởng bởi dự báo chính sách tiền tệ thắt chặt từ Fed và yếu tố từ việc bán 198.000 Bitcoin bị tịch thu từ Silk Road.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ