Chiến lược nghịch dòng khi thị trường trái phiếu biến động
Huyền Trần
Junior Analyst
Lợi suất trái phiếu tăng cao đang khiến thị trường chao đảo, nhưng góc nhìn tích cực vẫn mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng.
Bài viết dựa trên quan điểm của Stuart Kirk
Ba mươi năm trước, khi tôi bắt đầu chương trình sau đại học tại Morgan Grenfell Asset Management, nhóm giao dịch cổ phiếu chúng tôi thường coi nhẹ những ai làm việc với trái phiếu. Trái phiếu bị xem là tẻ nhạt và chẳng mấy ai thực sự xuất sắc trong việc giao dịch.
Ý tôi là giao dịch trái phiếu. Đừng hiểu nhầm! Nhưng ít ai ngờ rằng thị trường trái phiếu, từ trái phiếu chính phủ đến trái phiếu doanh nghiệp, sắp bước vào một chu kỳ tăng trưởng bền bỉ suốt nhiều thập kỷ.
Tất nhiên, cổ phiếu cũng có một hành trình rực rỡ. Chỉ số MSCI World đã tăng gấp sáu lần kể từ năm 1995, khi tôi mua cổ phiếu đầu tiên bằng cách điền phiếu đặt lệnh thủ công. "Mua 10,000 cổ phiếu Sony lúc mở cửa, cảm ơn."
Nhưng nếu so sánh biểu đồ dài hạn về lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm với chỉ số S&P 500 hoặc bất kỳ thị trường cổ phiếu nào, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Trong khi giá cổ phiếu biến động lên xuống liên tục, thị trường trái phiếu đã tiến bước không ngừng khi lợi suất giảm.
Điều này luôn khiến tôi suy nghĩ: Liệu trái phiếu hay cổ phiếu đã tạo ra nhiều triệu phú hơn? Dù cổ phiếu mang lại lợi nhuận vượt trội khi điều chỉnh theo rủi ro, thị trường trái phiếu lại thu hút nhiều nhân lực hơn và có quy mô lớn hơn khoảng 30 nghìn tỷ USD.
Trong lĩnh vực này, có những gã khổng lồ như BlackRock hay Pimco, những đơn vị đã thu lợi lớn nhờ lợi suất trái phiếu liên tục giảm. Hoặc các phòng giao dịch trái phiếu khổng lồ tại ngân hàng đầu tư, nơi giá trái phiếu tăng trở thành cỗ máy in tiền.
Tài sản của Stuart Kirk, ngày 10 tháng 1 năm 2025
Rồi còn các quỹ tín dụng có lợi suất cao có đầy trái phiếu doanh nghiệp đầy rủi ro, những khoản nợ có thể đã vỡ nếu chi phí vay không giảm liên tục qua từng năm. Một vài người bạn của tôi làm trong lĩnh vực này hiện đang sở hữu những biệt thự ở Mallorca chẳng thua gì cung điện Versailles.
Đương nhiên, sự suy giảm lợi suất trái phiếu không chỉ làm tăng giá trị của tài sản thu nhập cố định mà còn tạo đà cho mọi lĩnh vực sử dụng đòn bẩy nhờ chi phí nợ rẻ hơn, từ cổ phần tư nhân, vốn đầu tư mạo hiểm đến bất động sản.
Tôi nhắc đến điều này để lý giải vì sao đợt bán tháo trái phiếu toàn cầu gần đây lại mang ý nghĩa lớn. Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 10 năm đạt 4.8%, mức cao nhất kể từ năm 2008. Tương tự, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng chạm mức cao chưa từng thấy ngoài một đợt ngắt quãng vào năm 2023.
Chỉ mới gần đây, ai cũng nghĩ xu hướng giảm lợi suất sẽ tiếp tục. Nhưng suốt nhiều thập kỷ qua, mỗi lần lợi suất tăng đều đặt ra câu hỏi: "Liệu đây có phải là thời điểm mọi thứ thay đổi?" Phải chăng chu kỳ lợi suất giảm liên tục đã khép lại?
“Nếu bạn nghĩ rằng những người bán khống cổ phiếu chịu nhiều rủi ro, hãy nhìn vào những thất bại đầy rẫy của những nhà quản lý trái phiếu từng sai lầm khi dự đoán đỉnh của thị trường.”
Dự đoán sai lầm không phải hiếm gặp. Nếu những người bán khống cổ phiếu được coi là kẻ liều lĩnh, thì "nghĩa trang sự nghiệp" của các nhà quản lý trái phiếu đầy rẫy những người thất bại khi cố đoán đúng đỉnh lợi suất (hay đáy của giá trái phiếu). Ngay cả bậc thầy trái phiếu Bill Gross cũng không thể gượng dậy cũng chao đảo sau khi bán hết trái phiếu chính phủ Mỹ vào năm 2011.
Vậy nếu các nhà đầu tư xuất sắc nhất còn không đoán được hướng đi của lợi suất, thì những người như chúng ta phải làm sao trước đợt bán tháo mới nhất này? Đây là cách tôi nhìn nhận tình hình.
Khi nhìn vào danh mục đầu tư của mình, hiện có tới 73% là cổ phiếu. Tôi thường tự hỏi: Liệu việc lợi suất trái phiếu tăng là tin tốt hay tin xấu?
Đây dường như là câu hỏi quan trọng nhất lúc này. Tại Mỹ, lợi suất tăng không chỉ liên quan đến những yếu tố truyền thống mà còn phản ánh sự lạc quan đối với chương trình thúc đẩy kinh tế nội địa của Donald Trump.
Trong bối cảnh đó, định giá doanh nghiệp không cần phải lo ngại về chi phí vay tăng, vì sự tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ từ nền kinh tế đang phục hồi sẽ bù đắp tất cả. Tôi đã nhấn mạnh điều này nhiều lần trước đây.
Do đó, tôi cũng không mong đợi cổ phiếu tăng giá khi lợi suất giảm. Nói cách khác, tôi vẫn giữ quan điểm trung lập. Vì vậy, triển vọng của tôi đối với cổ phiếu Mỹ không thay đổi sau đợt tăng lợi suất tuần qua và điều này cũng đúng với thị trường Nhật Bản.
Tuy nhiên, lợi suất cũng có thể tăng vì những lý do tiêu cực, chẳng hạn như khi lạm phát bùng phát hoặc khi nhà đầu tư lo ngại về mức nợ công của một quốc gia và khả năng thanh toán lãi vay.
Liệu Anh có nằm trong trường hợp này? Nhiều người cho rằng có. Nhưng thành thật mà nói, tôi không quá bận tâm. Nếu Anh ổn, quỹ FTSE của tôi cũng ổn. Nếu không, và đồng bảng Anh lao dốc, các công ty lớn của Anh vẫn được bảo vệ nhờ doanh thu từ thị trường quốc tế. Hơn nữa, chúng hiện vẫn có mức định giá thấp.
Thực tế, đồng USD mạnh gần đây đã giúp tất cả các quỹ của tôi được định giá bằng USD hưởng lợi khi quy đổi sang bảng Anh. Điều này lý giải vì sao danh mục đầu tư của tôi hoạt động khá tốt trong tuần qua.
Thậm chí, đồng bảng Anh suy yếu còn giúp quỹ trái phiếu chính phủ Mỹ của tôi tăng vài phần trăm, ngay cả trong điều kiện thị trường hiện tại vốn bất lợi cho loại tài sản này. Rất may, tôi đã chủ động đầu tư vào trái phiếu ngắn hạn loại hình ít bị ảnh hưởng bởi biến động dài hạn mà mọi người đang lo ngại.
Tôi luôn tin rằng lợi suất dài hạn của Mỹ đã bị định giá quá thấp so với sức mạnh của nền kinh tế nước này. Đồng thời, tôi cũng tự tin rằng nếu thị trường rơi vào trạng thái hoảng loạn, Cục Dự trữ Liên bang sẽ ngay lập tức can thiệp bằng cách cắt giảm lãi suất chính sách.
Điều này sẽ đặc biệt có lợi cho trái phiếu ngắn hạn, loại tài sản mà giá sẽ tăng khi lãi suất giảm. Tôi cũng yên tâm rằng ngân hàng trung ương thường có xu hướng “phản ứng không đối xứng” đối với thị trường cổ phiếu.
Khi thị trường tăng 20%, các nhà hoạch định chính sách thường thờ ơ. Nhưng nếu thị trường giảm một phần năm, mọi người bắt đầu hoảng loạn đặc biệt là giới giàu có và ngân hàng trung ương sẽ vội vàng cắt giảm lãi suất.
Tóm lại, tôi vẫn hài lòng với danh mục đầu tư hiện tại, bất kể biến động của thị trường trái phiếu ra sao. Rủi ro lớn nhất nằm ở Anh. Nhưng ngay cả khi đồng bảng Anh tiếp tục suy yếu, tôi vẫn có cơ hội thắng lợi. Với sự bi quan hiện tại, có lẽ tuần tới tôi sẽ viết về một chiến lược “ngược dòng” thú vị!
Financial Times