Chính sách của Trump dự kiến sẽ đẩy nợ công Mỹ lên gấp đôi so với Harris

Chính sách của Trump dự kiến sẽ đẩy nợ công Mỹ lên gấp đôi so với Harris

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

13:31 07/10/2024

Theo phân tích mới từ Ủy ban Ngân sách Liên bang Mỹ (CRFB) - một tổ chức phi đảng phái ở Washington - các kế hoạch kinh tế của Donald Trump dự kiến sẽ làm gia tăng khoản nợ công lên gấp đôi so với mức tăng dự kiến nếu Kamala Harris đắc cử.

Đến năm 2035, nợ công tại Mỹ được dự báo sẽ tăng thêm 7.5 nghìn tỷ USD nếu cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng và thực hiện lời hứa giảm thuế cho cá nhân, doanh nghiệp, đồng thời áp mức thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu và trục xuất hàng triệu người nhập cư, cùng với nhiều đề xuất khác.

Chính sách của Phó Tổng thống Harris bao gồm mở rộng tín dụng thuế cho các doanh nghiệp nhỏ, cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em và duy trì giá nhà ở mức hợp lý nhưng tăng thuế đối với doanh nghiệp. Những chính sách này dự kiến sẽ làm tăng nợ công thêm 3.5 nghìn tỷ USD trong cùng khoảng thời gian.

Báo cáo này cảnh báo về rủi ro ngày càng tăng của "một cuộc khủng hoảng tài chính tiềm ẩn" và được đưa ra chỉ năm tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Các cuộc khảo sát cho thấy cuộc đua giữa hai ứng cử viên đang khá sít sao, với cả hai đều tập trung vào các chính sách kinh tế trong chiến dịch của mình.

CRFB viết rằng: "Tổng thống tiếp theo sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn về tài chính ngay khi nhậm chức, bao gồm khoản nợ công kỷ lục, thâm hụt cơ cấu lớn, chi phí lãi gia tăng và nguy cơ mất khả năng thanh toán của các chương trình quỹ tín thác quan trọng". Báo cáo cũng cảnh báo về tăng trưởng kinh tế chậm lại và an ninh quốc gia bị suy yếu do gánh nặng nợ công lớn.

Phân tích của CRFB nhấn mạnh việc Trump từ bỏ hình ảnh của một lãnh đạo có trách nhiệm về tình hình tài chính quốc gia, hình ảnh mà các ứng cử viên đảng Cộng hòa và các chính trị gia bảo thủ thường xây dựng khi tranh cử. Bên cạnh việc gia hạn các khoản cắt giảm thuế mà ông đã thông qua vào năm 2017, gần đây ông còn cam kết sẽ thực hiện các đợt cắt giảm thuế mới nếu tái đắc cử.

Các đề xuất bao gồm các khoản giảm thuế doanh nghiệp mới, giảm thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu từ làm thêm, tiền tip và lương hưu. Ông cũng hứa sẽ bỏ giới hạn khấu trừ thuế đối với các khoản thanh toán thuế của tiểu bang và địa phương, một điều đặc biệt gây bất bình đối với các chủ nhà giàu có ở vùng ngoại ô.

Theo CRFB, các đợt cắt giảm thuế và miễn trừ khác sẽ làm gia tăng nợ công khoảng 9 nghìn tỷ USD. Mức thuế chung và các khoản thu khác dự kiến sẽ bù đắp phần nào mức tăng này với khoảng 3 nghìn tỷ USD.

Trong quá khứ, các thành viên Đảng Cộng hòa đã kêu gọi cắt giảm chi tiêu một cách mạnh mẽ, bao gồm các chương trình chăm sóc sức khỏe và lương hưu của chính phủ, để bù đắp cho các kế hoạch cắt giảm thuế của họ. Tuy nhiên, Trump đã tuyên bố không muốn cắt giảm những chương trình này và muốn giảm chi tiêu ít hơn, chủ yếu ảnh hưởng đến các chương trình trong nước khác, đồng thời cũng dựa vào thuế quan để tăng nguồn thu.

Phần "tốn kém" nhất trong chính sách của Kamala Harris xoay quanh việc cắt giảm thuế và các khoản tín dụng mà bà muốn mở rộng cho các hộ gia đình có thu nhập dưới 400,000 USD, cũng như các gia đình có con nhỏ.

Theo dự kiến, những chính sách này sẽ làm tăng nợ công thêm hơn 4 nghìn tỷ USD, một phần trong đó sẽ được bù đắp bằng khoảng 1 nghìn tỷ USD từ việc tăng thuế doanh nghiệp từ mức hiện tại là 21%. Trong khi Tổng thống Joe Biden đã ủng hộ việc tăng mạnh thuế lãi về vốn từ 20% lên 39.6%, Harris đề xuất tăng ít hơn, lên 28%, hạn chế mức tăng nguồn thu.

CRFB cũng lưu ý rằng với sự bất định lớn về việc ai sẽ giành chiến thắng, những chính sách nào sẽ được thực hiện và triển vọng kinh tế sẽ phát triển ra sao, phạm vi dự kiến cho nợ công là rất rộng. Trong kịch quản khả quan nhất, chính sách của Harris sẽ không làm gia tăng thâm hụt, nhưng kịch bản xấu nhất có thể làm tăng thêm 8.1 nghìn tỷ USD. Đối với Trump, con số này dao động từ mức tăng 1.45 nghìn tỷ USD đến hơn 15 nghìn tỷ USD.

Nợ công Mỹ hiện đang ở mức 99% GDP và theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 125% trong 10 năm tới nếu không có thay đổi nào về luật hiện hành. Dưới thời Harris, tỷ lệ này sẽ tăng thêm 8 điểm phần trăm lên 133% GDP. Đối với Trump, con số này sẽ tăng thêm 17 điểm phần trăm lên 142% GDP.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sự phục hồi của USD: Tác động từ những dữ liệu kinh tế và chính trị
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Sự phục hồi của USD: Tác động từ những dữ liệu kinh tế và chính trị

Nhờ vào những dữ liệu kinh tế vượt dự báo, USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng Tám, trong khi đó JPY Nhật Bản chịu áp lực từ tình hình chính trị nội bộ. Những diễn biến này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường tài chính mà còn gợi ý về sự thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế, đặc biệt là mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản.
"Hạn chế các gói cứu trợ": Liệu đây có phải ý tưởng còn thiếu trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

"Hạn chế các gói cứu trợ": Liệu đây có phải ý tưởng còn thiếu trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ

Chủ nghĩa dân túy tập trung vào các chính sách kinh tế là một tập hợp các ý tưởng, thường ngẫu nhiên và không hợp lý, được xây dựng để thu hút cử tri đang thất vọng. Những ý tưởng này có thể giúp chính trị gia giành phiếu bầu nhưng lại không có lợi cho nền kinh tế.
Sau nhiều dữ liệu tích cực, liệu Fed có còn muốn mạnh tay trong cuộc họp tới?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Sau nhiều dữ liệu tích cực, liệu Fed có còn muốn mạnh tay trong cuộc họp tới?

Dữ liệu việc làm tích cực từ Mỹ đã gần như dập tắt hy vọng về việc cắt giảm lãi suất thêm 50 bps từ Fed, tạo ra một cú hích lớn cho thị trường tài chính. Sự hồi phục của cổ phiếu và sự gia tăng của USD cho thấy niềm tin đang trở lại, tuy nhiên các yếu tố địa chính trị và dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng toàn cầu.
Cải cách EU: 9 quốc gia cánh Bắc cần tiên phong hội nhập nhằm đưa EU thoát khỏi bế tắc
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cải cách EU: 9 quốc gia cánh Bắc cần tiên phong hội nhập nhằm đưa EU thoát khỏi bế tắc

EU đang mắc kẹt trong một nghịch lý. Phần lớn mọi người đều đồng ý rằng hầu hết các khuyến nghị của Mario Draghi về việc tăng năng suất là tốt. Tuy nhiên, gần như không ai kỳ vọng các quốc gia thành viên sẽ đồng ý cùng chia sẻ chủ quyền và nguồn lực cần thiết để thực hiện những đề xuất này.
Diễn biến lạm phát Mỹ: Đà giảm có đủ nhanh?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Diễn biến lạm phát Mỹ: Đà giảm có đủ nhanh?

Chuỗi dữ liệu kinh tế khả quan gần đây đã khiến các nhà đầu tư ngày càng ủng hộ quan điểm thận trọng của Fed về việc điều chỉnh lãi suất trong những tháng tới. Các chỉ số lạm phát sắp công bố trong tuần tới được kỳ vọng sẽ định hình tâm lý thị trường.
Báo cáo việc làm của Mỹ mang lại sự nhẹ nhõm, nhưng chưa đủ để có thể "ăn mừng"
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Báo cáo việc làm của Mỹ mang lại sự nhẹ nhõm, nhưng chưa đủ để có thể "ăn mừng"

Báo cáo việc làm tháng 9 của Mỹ vào thứ Sáu tuần truóc đã khiến nhiều người lạc quan về tương lai kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4.1%. Dù vậy, những tín hiệu này chưa đủ để khẳng định một bước ngoặt lớn cho nền kinh tế. Với việc tăng trưởng tiền lương vẫn ở mức cao và lạm phát chưa hoàn toàn bị kiểm soát, Fed có thể cần cân nhắc thận trọng hơn về các quyết định chính sách trong thời gian tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ