Chính sách dầu mỏ của Biden có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng năng lượng

Chính sách dầu mỏ của Biden có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng năng lượng

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

19:30 10/01/2024

Hoa Kỳ đang được cảnh báo rằng sản lượng dầu khí của Mỹ đang bùng nổ, nhưng các chính sách được áp dụng hiện nay có thể gây nguy hiểm cho sức mạnh năng lượng của đất nước này

Viễn cảnh này được Viện Dầu khí Hoa Kỳ đưa ra trong cuộc họp thường niên vào thứ Tư để nêu bật các ưu tiên chính sách hàng đầu, trong bối cảnh lo ngại về biến đổi khí hậu và xung đột trên toàn cầu đã làm gia tăng căng thẳng về nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch.

Theo dự báo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng của chính phủ, sản lượng dầu của Hoa Kỳ đạt kỷ lục vào năm 2023 và đang trên đà tăng trong năm nay. Chủ tịch API Mike Sommers cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba rằng điều đó đã mang lại lợi nhuận thực sự cho người tiêu dùng và ngành công nghiệp Mỹ, nhưng đó là hoạt động phát triển vượt bậc của các chính quyền trước đây và có thể bị hủy bỏ.

Sommers cho biết: “Mặc dù lợi ích của việc sản xuất tăng lên, chúng tôi rất lo ngại về tương lai phía trước sẽ như thế nào nếu chúng tôi không nhận được các chính sách phù hợp ngay bây giờ”. “Chúng tôi lo ngại rằng các chính sách mà họ đang theo đuổi sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng tiếp theo”.

Theo phân tích của API, Mỹ đã tăng sản lượng khoảng 1.6 triệu thùng mỗi ngày kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Tuy nhiên, 1 triệu thùng trong số đó đến từ đất tư nhân và 500,000 thùng đến từ các hợp đồng cho thuê ngoài khơi và trên đất liền. Nhìn chung, các hợp đồng thuê dầu khí được cấp dưới sự giám sát của Biden có thể mất nhiều năm để mang lại kết quả.

Biden đang phải đối mặt áp lực ngày càng tăng từ các nhà hoạt động khí hậu trong việc ngăn chặn các dự án dầu khí được cho là không phù hợp và cần phải giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gấp.

API đang thúc giục việc cấp phép nhanh hơn cho các dự án năng lượng, bao gồm giấy phép xuất khẩu khí đốt trên toàn cầu và tạo cơ hội theo đuổi hoạt động sản xuất trên Hoa Kỳ. Điều này bao gồm khắp Vịnh Mexico, nơi chính quyền Biden bị buộc phải bán quyền khoan vào năm ngoái.

Đã có những lo lắng về doanh thu 3 hợp đồng cho thuê trên vùng vịnh có thể bị giảm quy mô đáng kể hoặc hoàn toàn bị hủy bỏ. Sommers cho biết, đây là một mối lo ngại lớn, đồng thời lưu ý rằng hoạt động sản xuất dầu khí ở Vịnh Mexico giảm thiểu dấu chân môi trường tốt hơn so với các khu vực khác.

Những thay đổi về phí khí mê-tan được áp dụng như một phần của Đạo luật Giảm phát 2022, các công ty dầu khí đang cảnh báo các nhà lập pháp tránh việc sửa đổi toàn diện vì có thể gây nguy hiểm cho các ưu đãi thuế hỗ trợ thu hồi carbon, sản xuất hydro và các hoạt động kinh doanh khác.

API đang triển khai một chiến dịch vận động mới kéo dài nhiều năm, nêu bật tầm quan trọng của dầu và khí đốt tự nhiên của Mỹ đối với nền kinh tế quốc gia cũng như đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trên toàn cầu. Nỗ lực này cũng sẽ nhấn mạnh nguy cơ ban hành các chính sách đang gây nguy hiểm cho sản xuất trong nước.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Từ thương mại đến vấn đề Đài Loan: Bước đi thận trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trước kỷ nguyên Trump 2.0
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Từ thương mại đến vấn đề Đài Loan: Bước đi thận trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trước kỷ nguyên Trump 2.0

Giữa thời khắc lịch sử khi nước Mỹ đang trong giai đoạn chuyển giao ghế Tổng thống, bức tranh địa chính trị toàn cầu vẫn không ngừng xoay chuyển, bất chấp sự chờ đợi đến ngày 20/1 - thời điểm đánh dấu sự thay đổi quyền lực chính thức tại Nhà Trắng.
Tổng thống Nga Putin cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh toàn cầu đang hiện hữu từ Ukraine
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tổng thống Nga Putin cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh toàn cầu đang hiện hữu từ Ukraine

Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, Tổng thống Vladimir Putin đã đưa ra tuyên bố nghiêm trọng về tình hình chiến sự Ukraine. Theo người đứng đầu điện Kremlin, cuộc xung đột đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và biến thành một cuộc đối đầu toàn cầu, sau khi Hoa Kỳ và Anh Quốc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ nhằm vào lãnh thổ Nga. Ông cũng không quên gửi lời cảnh báo tới phương Tây về khả năng đáp trả của Moscow.
Mỹ dỡ bỏ lệnh hạn chế tên lửa cho Ukraine đối phó liên minh Nga - Triều Tiên và thế cục mới từ chiến thắng của Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Mỹ dỡ bỏ lệnh hạn chế tên lửa cho Ukraine đối phó liên minh Nga - Triều Tiên và thế cục mới từ chiến thắng của Trump

Trong một bước ngoặt chính sách đáng chú ý, Tổng thống Joe Biden đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm Ukraine sử dụng tên lửa Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Quyết định này được đưa ra sau khi Triều Tiên chính thức tham chiến, và càng trở nên khẩn thiết hơn khi cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5/11.
Bitcoin bứt phá ngoạn mục lên mốc 98,550 USD giữa làn sóng chuyển mình của thị trường tiền điện tử
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Bitcoin bứt phá ngoạn mục lên mốc 98,550 USD giữa làn sóng chuyển mình của thị trường tiền điện tử

Bitcoin đang tiến sát ngưỡng lịch sử 100,000 USD, được tiếp thêm động lực mạnh mẽ từ triển vọng về khung pháp lý thuận lợi tại Hoa Kỳ, cùng làn sóng đầu tư dâng cao nhờ sự ủng hộ nhiệt thành của Tổng thống đắc cử Donald Trump đối với thị trường tiền điện tử.
Trump liệu có ''dễ tính'' hơn so với những cố vấn của ông trong các vấn đề về liên quan tới Trung Quốc?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trump liệu có ''dễ tính'' hơn so với những cố vấn của ông trong các vấn đề về liên quan tới Trung Quốc?

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn các cố vấn và nhân vật chủ chốt có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, trong khi vẫn duy trì một chiến lược thương mại mềm mỏng hơn để không làm ảnh hưởng đến thị trường. Tuy nhiên, cách ông Trump đối phó với Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào sự tương tác với ông Tập Cận Bình và các yếu tố kinh tế, chính trị toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ