Chủ tịch Fed Jerome Powell - người được xướng tên 'Ngài Yên'' mới của Nhật Bản

Chủ tịch Fed Jerome Powell - người được xướng tên 'Ngài Yên'' mới của Nhật Bản

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

08:50 02/07/2024

Trong thời gian gần đây, giới tài chính quốc tế dần nhận ra một thực tế đã tồn tại từ lâu: Jerome Powell, Chủ tịch Fed, đang nắm giữ vai trò quyết định đối với sự biến động của đồng Yên Nhật.

Nhận định này được đưa ra sau khi JPY tiếp tục mất giá, USD/JPY vượt qua ngưỡng 160. Điều đáng chú ý là yếu tố chính khiến đồng Yên mất giá trong năm 2024 chính là chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản và Mỹ. Ngay cả những trader bullish đồng Yên cũng đặt nhiều kỳ vọng vào việc Fed sẽ giảm lãi suất trong năm nay.

Tác động của chính sách tiền tệ Mỹ lên JPY không phải là điều mới mẻ. Trong ít nhất hai năm qua, các dự đoán về lãi suất Mỹ đã là yếu tố chi phối thị trường ngoại hối với giá trị giao dịch lên tới 7.5 nghìn tỷ USD mỗi ngày. JPY không phải là đồng tiền duy nhất chịu ảnh hưởng, nhưng mức độ sụt giảm khá đáng đáng chú ý. Từ đầu năm đến nay, JPY đã mất giá hơn 12% so với USD. Đứng thứ hai trong danh sách các đồng tiền mất giá nhiều nhất, tiếp đến là đồng Baht Thái Lan, với mức giảm 7%. Hiện nay, thay vì tập trung dự đoán thời điểm chính phủ Nhật sẽ can thiệp để hỗ trợ đồng Yên, các nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế đang chú ý nhiều hơn đến biến động của đồng tiền này đối với các số liệu kinh tế quan trọng của Mỹ, ví dụ như thước đo lạm phát ưa thích của Fed.

Trong nhiều tháng, người ta đặt hy vọng vào việc JPY sẽ phục hồi khi BoJ chấm dứt chính sách lãi suất âm. Đây được cho là một bước ngoặt có ý nghĩa lớn, mặc dù lãi suất chỉ được điều chỉnh từ dưới 0 lên trên 0 một chút. Khi việc này không ngăn được đà giảm của JPY, các nhà đầu tư kỳ vọng vào sự can thiệp để làm chậm đà trượt giá. Các đợt mua vào đồng Yên trị giá 62 tỷ USD vào cuối tháng 4 và tháng 5, có thể đã khiến một số nhà giao dịch phải suy nghĩ lại trong một thời gian. Tuy nhiên, những hành động như vậy không bao giờ có thể xoay chuyển tình thế, và cũng không nhằm mục đích đó. "Ngài Yên" là biệt danh độc đáo trong giới tài chính quốc tế. Không có quan chức nào được công nhận là "Ngài Bảng Anh", "Bà Won" hay "Tiến sĩ Ringgit". Điều này bắt nguồn từ Eisuke Sakakibara, Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế của Nhật Bản trong những năm 1990. Bất kỳ ai ngồi vào vị trí đó - thường được luân chuyển sau vài năm - đều có trách nhiệm quản lý các vấn đề tiền tệ toàn cầu, cùng với đại diện cho Nhật Bản tại các tổ chức như tại IMF. Mỗi khi có động thái đáng ngờ, các phóng viên thường bao vây ở bãi đậu xe của Bộ Tài chính, lảng vảng bên ngoài văn phòng của ông để lấy thông tin, và đôi khi thậm chí cắm trại trên bãi cỏ nhà ông. Nhiều quan chức đã giữ vị trí đó, nhưng biệt danh "Ngài Yên" sẽ luôn gắn liền với Sakakibara. (Bộ Tài chính thông báo hôm thứ Sáu rằng Mimura sẽ kế nhiệm Masato Kanda, người đã giữ chức vụ này từ năm 2021.)

Ngày nay, Nhật Bản hiếm khi can thiệp vào thị trường, do các thỏa thuận của G7 không khuyến khích cách tiếp cận trực tiếp như vậy. Vì vậy, sự can thiệp của Tokyo là đáng chú ý. Ngoài ra, liệu Tokyo còn lựa chọn nào khác? Không hẳn, nhưng khả năng Nhật Bản thúc đẩy JPY tăng giá đã bị hạn chế rất nhiều. BoJ luôn có thể nâng lãi suất chính lên cao hơn 0 một chút, và nhiều nhà kinh tế kỳ vọng sẽ có đợt tăng lãi suất sớm nhất là vào tháng tới. Tuy nhiên, Ueda vẫn thận trọng. Khi thị trường kỳ vọng rằng ông sắp bắt đầu giảm lượng trái phiếu mà NHTW mua vào, nhưng tất cả những gì ông làm trong cuộc họp chính sách gần đây nhất là thành lập một nhóm để nghiên cứu vấn đề này. Nếu có tăng lãi suất, quyết định này sẽ dựa trên điều kiện kinh tế trong nước, không phải vì áp lực từ thị trường ngoại hối.

Trò chơi chính hiện nay là theo dõi và chờ đợi các số liệu kinh tế Mỹ để xác định xu hướng giảm lãi suất. Chủ tịch Fed Powell sẽ tập trung vào điều này, bất kể ông đang đóng vai trò gì. Đối với Fed, và thực tế là đối với cả thế giới, lợi ích của Mỹ luôn được đặt lên hàng đầu.Trong bối cảnh này, khái niệm chủ quyền tiền tệ trở nên tương đối, đặc biệt khi nói đến đồng Yên.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ