Chứng khoán Châu Âu kết thúc Quý 2 với kết quả tốt nhất trong năm

Chứng khoán Châu Âu kết thúc Quý 2 với kết quả tốt nhất trong năm

Bảo Chung

Bảo Chung

Currency Analyst

21:21 01/07/2020

Vào thứ Ba tuần này, chỉ số Euro Stoxx 600 đã kết thúc quý với kết quả tốt nhất kể từ 2015, mức độ tăng trưởng lên tới 12.59% từ đầu tháng Tư tới giờ.

Bất chấp đợt tăng giá đó, các mã cổ phiếu blue chip châu Âu vẫn đóng cửa thấp hơn 13.35% trong năm và kết thúc hai quý giao dịch đầu tiên trong sóng điều chỉnh khi sự lan rộng trên toàn cầu của đại dịch coronavirus đã kích hoạt hai đợt bán tháo lịch sử cuối tháng hai và giữa tháng ba vừa rồi.

Chứng khoán châu Âu vẫn bị các đối thủ đến từ Hoa Kỳ vượt xa, S&P500 tăng tới 19.95% trong quý hai và chỉ giảm 4.04% từ đầu năm tới giờ. Dù vậy, một số nhà phân tích đang dần dịch chuyển sự chú ý của họ từ chứng khoán Hoa Kỳ sang Châu Âu khi các chính phủ bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong toả.

Trưởng bộ phận giao dịch trái phiếu của Viện đầu tư BlackRock, chiến lược gia Scott Thiel nói với CNBC hôm thứ ba rằng lý do Chứng khoán Châu Âu được bơm vốn, biến từ “suy dinh dưỡng” thành “thừa cân” một phần là do “triển vọng tăng trưởng bất ngờ” trong sự phản ứng với các chính sách tài chính và tiền tệ.

Chính phủ tại các nền kinh tế lớn như Đức, Pháp và Anh đã triển khai các biện pháp kích thích tài khóa đáng kể nhằm giảm thiểu rủi ro dự kiến từ đại dịch. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã mở rộng chương trình mua trái phiếu lên tới 1.35 nghìn tỷ Euro (khoảng 1.5 nghìn tỷ USD).

“Những gì đang xảy ra ở Đức, Quỹ phục hồi EU hay các động thái của ECB là vô cùng mạnh mẽ và khi nhìn lại, ta đều thấy được các hành động quyết liệt nhằm đối phó với tác động của Covid-19. Bất chấp sự bùng phát nghiêm trọng của đại dịch lúc ban đầu, các nền kinh tế lớn của Châu Âu giờ đây đã mở cửa trở lại“, ông Thiel cho biết.

Trái ngược với EU, các ca nhiễm Covid-19 vẫn đang tiếp tục leo thang ở Hoa Kỳ. Một số tiểu bang hiện đang phải phong tỏa sau khi số ca nhiễm mới và nhập viện tăng đột biến với hơn 2.6 triệu ca nhiễm tính tới thời điểm hiện tại.

Ông Thiel đề nghị các nhà đầu tư đã và đang tập trung vào thị trường Mỹ, nơi vốn đã vượt xa Châu Âu, nên thay đổi cách nhìn thị trường nơi đây và coi nó như một “phương pháp đầu tư thú vị khi các nền kinh tế đang mở cửa trở lại”.

Người thắng và Kẻ thua

Nền tảng Viễn Thông và Điện Toán Đám Mây Sinch của Thụy Điển là ngành có cổ phiếu tăng mạnh nhất trong quý II tính theo tỷ lệ phần trăm. Cùng với việc hưởng lợi từ quá trình làm việc tại nhà, phi vụ mua lại ACL Mobile của Ấn Độ giữa tháng sáu cũng góp phần vào đà tăng của cổ phiếu. Sinch kết thúc quý với mức tăng 103% và 178% trong năm nay.

Nối gót phía sau, cổ phiếu của Nhà sản xuất di động Dometic Group cũng tăng tới 88% trong quý hai, tuy nhiên vẫn sụt giảm 11% từ đầu năm tới giờ.

Trong khi đó, cổ phiếu của Games Workshop, nhà sản xuất các bộ trò chơi thời chiến của Anh đã tăng 85% trong quý hai, bù một phần lỗ trước đó và kết thúc nửa năm với mức sụt giảm 31%. Công ty đã tăng triển vọng lợi nhuận vào ngày 12/06 và cho biết quá trình hồi phục sẽ “tốt hơn dự kiến”.

Ở phía bên kia của nhóm bluechip Châu Âu, cổ phiếu Banco de Sabadell của Tây Ban Nha đã giảm 34% trong quý hai và hơn 70% tính từ đầu năm tới nay; trong khi cổ phiếu Ngân hàng Doanh nghiệp Pháp Natixis sụt giảm 21.6% trong quý hai và 41% trong năm 2020.

Công ty bảo hiểm Bỉ Ageas, siêu ngân hàng HSBC và nhà sản xuất động cơ máy bay Rolls-Royce đều kết thúc quý với giá trị cổ phiếu giảm tới hơn 16% và mức sụt giảm trong năm lần lượt là 40%, 36% và 58%.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ