Chứng khoán Hàn Quốc tăng mạnh sau lệnh cấm bán khống cổ phiếu “bất thường”
Nguyễn Mai Vinh
Junior Analyst
Cổ phiếu Hàn Quốc tăng mạnh trong sáng ngày 6/11 sau khi Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC) ban hành lệnh cấm bán khống cổ phiếu từ nay đến tháng 6/2024, một động thái mà các nhà phân tích cho là “bất thường” và “không chính đáng” khi không ở trong khủng hoảng tài chính hoặc cú sốc bên ngoài có thể dẫn đến việc bán tháo.
Ủy ban đã thông báo rằng giao dịch bằng cổ phiếu đi vay sẽ bị cấm đối cổ phiếu của Chỉ số Kospi 200 và Chỉ số Kosdaq 150 từ thứ Hai (6/11) cho đến cuối tháng 6/2024.
Chủ tịch FSC Kim Joo-hyun phát biểu trong một cuộc họp báo: “Giữa tình trạng hỗn loạn của thị trường, chúng tôi đã phát hiện ra hoạt động bán khống bất hợp pháp quy mô lớn của các ngân hàng đầu tư toàn cầu và các trường hợp hoạt động bất hợp pháp khác”. “Đó là một tình huống nghiêm trọng khi việc bán khống bất hợp pháp cản trở việc hình thành giá hợp lý và làm suy yếu đến niềm tin của thị trường”.
Lee Bokhyun, Thống đốc Cơ quan giám sát Dịch vụ Giám sát Tài chính, nói với các phóng viên rằng 10 ngân hàng toàn cầu sẽ phải đối mặt với các cuộc điều tra liên quan đến hầu hết các giao dịch bán khống ở Hàn Quốc.
Trong khoảng thời gian áp dụng lệnh cấm, Hàn Quốc sẽ tìm kiếm một “sự cải thiện cơ bản” để tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư cá nhân trong những tháng tới, bao gồm cả việc tìm cách thu hẹp điều kiện bán khống khác nhau giữa các tổ chức và nhà đầu tư cá nhân, ông Kim nói. Nhà chức trách cũng sẽ đề xuất những hình phạt mạnh mẽ hơn đối với các hoạt động bán khống bất hợp pháp. Họ sẽ tiếp tục điều tra giao dịch bán khống của các ngân hàng toàn cầu.
Hàn Quốc lần đầu cho phép bán khống cổ phiếu của hai chỉ số Kospi và Kosdaq vào tháng 5/2021 trong khi vẫn áp dụng lệnh cấm thời đại dịch đối với hơn 2,000 cổ phiếu, theo nhà phân tích Brian Freitas của Smartkarma Holdings.
Nhà phân tích cho biết: “Lệnh cấm bán khống sẽ đe dọa cơ hội chuyển từ Thị trường mới nổi sang Thị trường phát triển của Hàn Quốc”. “Kỳ vọng bong bóng sẽ hình thành trong các khu vực thị trường được các nhà đầu tư bán lẻ ưa chuộng vì việc bán khống không còn đóng vai trò lực cản đối với việc định giá vô lý”.
Điều thú vị là hoạt động bán khống chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thị trường chứng khoán trị giá 1.7 nghìn tỷ USD của Hàn Quốc - khoảng 0.6% giá trị thị trường của Kospi và 1,6% của Kosdaq.
Theo Bloomberg, thông báo của ủy ban được đưa ra trước cuộc tổng tuyển cử lập pháp để lựa chọn thành viên Quốc hội vào tháng Tư. Một số nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền đã kêu gọi chính phủ tạm thời chấm dứt việc bán khống cổ phiếu để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư cá nhân, những người đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối hành vi này.
Các nhà đầu tư cho rằng việc bán khống dẫn đến tạo ra sự bất công bằng cho các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư tổ chức.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và đảng của ông đã vận động cải cách, bao gồm cả những thay đổi về hệ thống lương hưu và ngăn ngừa độc quyền thị trường. Độ nổi tiếng của ông Yoon đã tăng trong những tháng gần đây lên 34% vào thứ Sáu, sau khi giảm xuống vào năm ngoái.
Lệnh cấm của ủy ban phù hợp với đà phục hồi không đáng kể của chỉ số vốn chủ sở hữu chính của Hàn Quốc. Chỉ số Kospi tăng trong tháng 11 sau khi chịu mức giảm hàng tháng tồi tệ nhất trong tháng 10 trong bối cảnh nước ngoài bán tháo. Dẫu vậy, chỉ số này vẫn giảm hơn 10% so với mức đỉnh tháng 8. Chỉ số Kosdaq small cũng phục hồi trở lại từ đáy tháng 1, nhưng giảm 17% so với đỉnh tháng 7.
Sau tin tức về lệnh cấm, chỉ số Kospi đã tăng 4%, kéo dài đà tăng gần đây.
Các nhà phân tích và nhà giao dịch đồng thuận rằng động thái cấm bán khống là “bất thường” và “không chính đáng” khi không có khủng hoảng tài chính hoặc cú sốc bên ngoài nào dẫn đến việc bán tháo. Dưới đây là một số suy nghĩ của Wongmo Kang của Exome Asset Management.
Tác động của lệnh cấm có thể “hạn chế hơn” so với trước đây vì Hàn Quốc đã cho phép bán khống đối với các công ty niêm yết trong Chỉ số Kospi 200 và Chỉ số Kosdaq 150.
- Vì Hàn Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề của các nhà đầu tư nhỏ lẻ nên các nhà đầu tư cá nhân có thể thể hiện sự tự tin và sẵn sàng tham gia vào thị trường chứng khoán ngày càng tăng sau biện pháp này; điều đó có thể dẫn đến nhận thức rằng rủi ro giá giảm tương đối hạn chế khi bán khống bị cấm, điều này có thể không chắc chắn đúng
- Các quỹ sử dụng chiến lược long-short có thể cần điều chỉnh vị thế mua để phù hợp với những hạn chế về vị thế bán; điều đó có thể dẫn đến việc bán hết các vị thế mua
- Nhà đầu tư quốc tế có thể mất niềm tin và cơ hội tại thị trường Hàn Quốc
- Việc xoay trục chính sách trong hoạt động bán khống hiện nay là không có cơ sở vì Hàn Quốc ngày càng được nhìn nhận với sự phát triển của âm nhạc và xe điện. Với quan điểm này, việc bán khống nên được khuyến khích như một phương tiện để xây dựng một thị trường hiệu quả
- Mặc dù việc cải thiện hệ thống tài chính để ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp và kém hiệu quả là cần thiết, nhưng dường như vẫn cần nỗ lực đánh giá giá trị thực thông qua việc bán khống, đặc biệt tại các thị trường như Hàn Quốc, nơi có sự tăng vọt đáng kể của các cổ phiếu “theme” mà không có nguyên do rõ ràng
ZeroHedge