Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ khi lợi suất TPCP tăng vọt và lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ khi lợi suất TPCP tăng vọt và lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

03:09 16/04/2024

Chứng khoán Mỹ sụt giảm hôm thứ Hai (15/04) khi lợi suất TPCP tăng, cùng với lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông làm "lu mờ" kết quả lợi nhuận mạnh mẽ của Goldman Sachs, cũng như dữ liệu doanh số bán lẻ nóng hơn dự kiến.

Kết thúc phiên ngày 15/04, chỉ số Dow Jones đã mất 248.13 điểm, tương đương 0.65%, đóng cửa ở mức 37,735.11 điểm. Chỉ số này đã quay đầu giảm mạnh sau khi tăng hơn 1% trong phiên, ghi nhận phiên giảm thứ 6 liên tiếp, đánh dấu chuỗi dài nhất kể từ tháng 6/2023, một bước ngoặt đáng kinh ngạc sau khi giao dịch gần mức 40,000 chỉ vài tuần trước đó.

S&P 500 đã bốc hơi 1.2%, khép phiên ở mức 5,061.82 điểm sau khi tăng tới 0.88% đầu phiên. Nasdaq mất 1.79% còn 15,885.02 điểm khi Salesforce và các cổ phiếu công nghệ khác sụt giảm mạnh.

Lợi suất cao hơn như "dội một gáo nước lạnh" lên đà phục hồi của thị trường hôm thứ hai. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng trên mốc 4.6% trong phiên và chạm mức đỉnh kể từ giữa tháng 11/2023.

Lợi suất tăng sau khi dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ tháng 3 tăng 0.7%, vượt dự báo tăng 0.3% của các chuyên gia kinh tế, cho thấy mức tiêu thụ vẫn mạnh bất chấp áp lực lạm phát.

Tâm lý nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng khi Iran phóng máy bay không người lái và tên lửa vào Israel vào tối thứ Bảy, đánh dấu cuộc tấn công trực tiếp đầu tiên vào Israel từ lãnh thổ Iran. Mặc dù phần lớn các mối đe dọa đã bị ngăn chặn nhưng vẫn còn lo ngại về việc bị trả thù. Chỉ số biến động CBOE, thước đo về mức độ sợ hãi của Phố Wall, đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2023.

Giá dầu sụt giảm hôm thứ Hai, thoái lui sau khi tăng nhiều tuần trước cuộc tấn công, một yếu tố khác cho thấy áp lực giảm giá trên thị trường.

Emily Bowersock Hill, Giám đốc điều hành của Bowersock Capital Partners, cho biết: “Trong lịch sử, những biến động do căng thẳng địa chính trị gây ra thường mang tính ngắn hạn, thay vì đà giảm trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, khả năng những biến động này kéo dài có nguy cơ xảy ra cao hơn, do cú sốc cung đã đẩy giá dầu lên cao, làm dấy lên nỗi lo lạm phát tăng trở lại, và điều này có thể xuất phát từ căng thẳng gia tăng ở Trung Đông”.

Dẫn đầu đà giảm của chỉ số Dow Jone là cổ phiếu Salesforce, khi tụt dốc hơn 7% sau một báo cáo cho rằng công ty phần mềm này đang đàm phán để mua lại công ty quản lý dữ liệu Informatica. Mặt khác, Goldman Sachs đã tăng gần 3% sau khi báo cáo kết quả kinh doanh quý đầu tiên vượt kỳ vọng của Phố Wall.

Thị trường chứng khoán Mỹ kéo dài đà bán tháo trong tuần trước vào hôm thứ Hai, khi lo ngại lạm phát kéo dài và khởi đầu mùa báo cáo kết quả kinh doanh doanh nghiệp không mấy suôn sẻ. Cả chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ năm ngoái.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Xung đột với Israel đang đưa một "Iran hạt nhân" tới gần hơn
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Xung đột với Israel đang đưa một "Iran hạt nhân" tới gần hơn

Có nhiều lý do chính đáng để Israel không tấn công chương trình hạt nhân của Iran trong đợt trả đũa sắp tới của nước này đối với Cộng hòa Hồi giáo. Tuy nhiên, logic cho một cuộc tấn công phủ đầu chưa bao giờ hấp dẫn đến vậy, chính xác là vì lý lẽ của Tehran về việc xây dựng kho vũ khí hạt nhân cũng chưa bao giờ mạnh mẽ đến vậy. Điều này vốn không ổn định và nguy hiểm.
Thị trường lao động châu Âu chững lại, triển vọng việc làm không mấy lạc quan
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Thị trường lao động châu Âu chững lại, triển vọng việc làm không mấy lạc quan

Thị trường lao động khu vực đồng Euro hiện tại đang khá mạnh mẽ dựa trên dữ liệu về tỷ lệ thất nghiệp và báo cáo việc làm mới nhất. Tuy nhiên, các chỉ số khảo sát vào quý 3 năm 2024 cho thấy tăng trưởng việc làm gần đây đã chững lại. Dữ liệu nhìn chung chỉ ra rằng có nhiều rủi ro đối với triển vọng của thị trường lao động.
Nếu Trump đắc cử tổng thống, ngân sách các nước châu Âu sẽ rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Nếu Trump đắc cử tổng thống, ngân sách các nước châu Âu sẽ rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

Bất chấp tất cả nỗ lực, việc bảo vệ châu Âu khỏi những tác động tiềm tàng từ sự trở lại của Donald Trump trên chính trường Mỹ dường như là điều không thể. Trong khi các quốc gia như Pháp và Ý đang siết chặt chính sách tài chính và gia tăng thuế nhằm khắc phục thâm hụt ngân sách, các căng thẳng về địa chính trị và chiến tranh thương mại đang ngày càng gia tăng. Nếu Trump thắng cử, loạt thuế quan mới có thể làm rung chuyển nền kinh tế châu Âu vốn phụ thuộc nhiều vào thương mại, tạo ra thách thức lớn đối với sự ổn định và tăng trưởng.
Thị trường Mỹ "nín thở", chờ đợi những bất ngờ để chấm dứt sự bế tắc (Phần 2)
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ "nín thở", chờ đợi những bất ngờ để chấm dứt sự bế tắc (Phần 2)

Trong bối cảnh kinh tế biến động và bất ổn chính trị, tín dụng tư nhân đã nổi lên như một lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. Phần này sẽ khám phá sự gia tăng phổ biến của tín dụng tư nhân, những thách thức và cơ hội mà các nhà cho vay phải đối mặt, cùng cách họ điều chỉnh chiến lược để duy trì lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
Thị trường Mỹ "nín thở", chờ đợi những bất ngờ để chấm dứt sự bế tắc (Phần 1)
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ "nín thở", chờ đợi những bất ngờ để chấm dứt sự bế tắc (Phần 1)

Thị trường Mỹ đang rơi vào thế bế tắc khi cả nền kinh tế và cuộc bầu cử tổng thống đều chưa có sự đột phá rõ ràng. Với kỳ vọng cắt giảm lãi suất từ Fed và kết quả bầu cử sắp tới, giới đầu tư đang đặt nhiều kỳ vọng vào một sự đột phá để chấm dứt tình trạng này. Tuy nhiên, mọi sự vẫn chưa chắc chắn.
Kinh tế thời Biden: Kích thích quá mức hay bài học từ kỷ nguyên Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Kinh tế thời Biden: Kích thích quá mức hay bài học từ kỷ nguyên Trump?

Nhìn vào bức tranh kinh tế Hoa Kỳ gần đây, ta không khỏi ngạc nhiên trước sự tăng trưởng vượt bậc dưới thời Tổng thống Joe Biden so với người tiền nhiệm Donald Trump. Cụ thể, GDP thực tế đã bứt phá với tốc độ ấn tượng 3.1% mỗi năm kể từ quý đầu tiên Biden cầm quyền, vượt xa con số 2.1% dưới thời Trump. Đây là một sự thật không thể chối cãi, dù rằng những con số này vẫn có thể thay đổi theo thời gian, khi Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục điều chỉnh và cập nhật Báo cáo Thu nhập và Sản phẩm Quốc gia.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ