Sau nhiều tháng tăng ổn định, đồng USD đã bắt đầu suy yếu trong vài tháng gần đây. Tính đến cuối tháng 7, đồng USD đã tăng 5% so với các loại tiền tệ khác, theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tuy nhiên, sau đó đồng tiền này đã giảm nhẹ do kỳ vọng rằng Fed sẽ hạ lãi suất, và điều này được xác nhận khi Fed cắt giảm lãi suất 0.5% vào tháng 9. Động thái của Fed khiến đồng USD kém hấp dẫn hơn và lao dốc "không phanh".
Ngày 18 tháng 9 năm 2024, các trang tin tài chính đồng loạt đưa tin Fed đã hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps. Thoạt đầu, có thể nghĩ rằng một nhà giao dịch nắm được thông tin này trước vài ngày sẽ tức tốc mua vào trái phiếu và háo hức chờ đợi khoản lợi nhuận sắp đến. Tuy nhiên, trong trường hợp này, thông tin nội gián lại trở thành một con dao hai lưỡi.
Chính sách tiền tệ đang ngày càng được phát triển trở thành một công cụ quan trọng để giảm mức chi phí lãi vay cần được chi trả cho nợ chính phủ, từ đó cho phép các biện pháp kích thích tài khóa trở nên tập trung hơn vào mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Giá dầu tăng vọt hôm qua khi Israel cho biết sẽ trả đũa Iran và các nhà lãnh đạo G7 tuyên bố rằng họ đang chuẩn bị áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Iran.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hoa Kỳ đã tăng vọt lên trên mức 3.60% do lo ngại rằng Fed có thể không cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào cuộc họp sắp tới, và khả năng hạ lãi suất mạnh tay như vậy đã giảm mức trên 55% trước bài phát biểu của Powell xuống còn 38%.
Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường tài chính đang trong trạng thái "giữ nguyên" khi bước vào tuần mới. Xu hướng này dự kiến sẽ kéo dài đến hoặc vượt qua thời điểm bầu cử tổng thống Mỹ, phản ánh đà tăng giá đã diễn ra xuyên suốt năm nay, mặc dù có một số thời điểm đã phải dấy lên hồi chuông cảnh báo.
Thị trường toàn cầu bứt phá mạnh mẽ vào thứ Năm, được tiếp sức bởi kỳ vọng về các biện pháp can thiệp tiếp theo, chỉ vài ngày sau khi PBoC công bố gói kích thích tiền tệ quy mô lớn nhất kể từ đại dịch. Bắc Kinh đã mở rộng loạt biện pháp kích thích trong ngày thứ ba liên tiếp và cam kết hỗ trợ thêm, bao gồm việc tăng cường hỗ trợ tài khóa cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng như tin đồn về khoản bơm vốn 1 nghìn tỷ CNY (khoảng 138 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng.
Tâm điểm chú ý tuần này KHÔNG phải là động thái cắt giảm 50 bps của Fed. Mặc dù đây là một quyết sách quan trọng, nhưng có một vấn đề còn đáng quan ngại hơn đang diễn ra.
"Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 4.2%, trong khi lạm phát đã hạ nhiệt, chỉ còn cao hơn mục tiêu 2% vài phần mười điểm phần trăm. Do đó, chúng tôi nhận thấy đã đến lúc cần điều chỉnh lại chính sách tiền tệ cho phù hợp hơn, xét đến tiến triển về kiểm soát lạm phát và tình hình việc làm đang hướng tới mức bền vững hơn, khiến cán cân rủi ro hiện đã cân bằng," Chủ tịch Powell phát biểu sau khi công bố quyết định cắt giảm lãi suất 50 bps.
Các nhà phân tích tin tưởng vào khả năng dự báo của hiện tượng "đảo ngược" trên thị trường trái phiếu vẫn khẳng định đó là dấu hiệu báo của suy thoái kinh tế.
Cục Dự trữ Liên bang được kỳ vọng sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong tuần này vì lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt. Một số nhà đầu tư chứng khoán được cho là sẽ bị cám dỗ bởi quan điểm phổ biến rằng lãi suất và giá cổ phiếu có mối thương quan ngược nhau. Tuy nhiên, họ nên xem xét lại.
Những thay đổi liên tục của đường cong lợi suất thường có mối tương quan với hiệu suất cổ phiếu. Với khả năng ngày càng tăng rằng chúng ta có thể sắp bước vào một giai đoạn đường cong lợi suất dốc lên theo hướng tăng kéo dài (tức là lãi suất ngắn hạn giảm nhanh hơn lãi suất dài hạn trong thời gian dài), chúng ta có trách nhiệm phải định lượng cụ thể hiệu suất của các chỉ số chứng khoán, ngành nghề và yếu tố đầu tư khác nhau trong những thời kỳ có biến động tương tự của đường cong lợi suất.