RBA: Mục tiêu của cuộc chiến chính trị

RBA: Mục tiêu của cuộc chiến chính trị

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

10:32 19/09/2024

Các ngân hàng trung ương cố gắng không "dính dáng" tới chính trị và thường cảnh giác với những thay đổi về lập pháp có ảnh hưởng tới những ngân hàng này. Ngược lại, các chính trị gia rất quan tâm đến họ.

Các ngân hàng trung ương cố gắng không "dính dáng" tới chính trị và thường cảnh giác với những thay đổi về lập pháp có ảnh hưởng tới những ngân hàng này. Ngược lại, các chính trị gia rất quan tâm đến họ. Điều này có thể tạo ra một số khó khăn đối với chính phủ Úc và RBA trong thời gian gần đây. Đảng cầm quyền muốn cải tổ cơ quan tiền tệ, với một số lý do chính đáng, nhưng bị cáo buộc là đang đổ lỗi cho thể chế khi số phiếu khảo sát giảm. Những thay đổi được đề xuất, mặc dù đáng khen ngợi, là không quá cần thiết.

Mối quan hệ giữa chính trị gia và ngân hàng trung ương thường căng thẳng, và đó là một hiện tượng toàn cầu. Lãi suất được thiết lập một cách độc lập, nhưng những quyết định này lại có ảnh hưởng tới lạm phát và việc làm. Quyền tự chủ mà các ngân hàng trung ương được hưởng ở nhiều quốc gia bắt nguồn từ quá trình dân chủ. Trong thời kỳ thịnh vượng, các bên cạnh tranh này thường được kiểm soát tốt. Trong những hoàn cảnh ít lành mạnh hơn, các bên sẽ lại "đấu đá".

Khi Bộ trưởng Tài chính Jim Chalmers chấp thuận các kết luận quan trọng của một cuộc đánh giá độc lập về RBA năm ngoái, đã có hy vọng về một hệ thống lưỡng đảng; trong đó một số khuyến nghị yêu cầu sửa đổi luật pháp. Điều này khó có thể thực hiện kịp trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử tiếp theo, dự kiến ​​diễn ra vào đầu năm sau. Đảng Bảo thủ gần đây đã tuyên bố sẽ cố gắng bác bỏ các dự luật. Các đảng trung hữu đã cố gắng tận dụng cơ hội này, nhưng RBA được quản lý theo một điều lệ do Quốc hội phê duyệt. Đảng Lao động cầm quyền có lẽ cũng sẽ không từ bỏ lợi thế nếu tình thế đảo ngược.

Bất chấp quyết định đấu tranh của phe đối lập, điều này không nhất thiết "hủy hoại" triển vọng về một RBA tốt hơn, thậm chí quyết định này có thể có một số ảnh hưởng tích cực. Chính phủ có thể đạt được hầu hết những gì mong muốn — một ngân hàng hiện đại và một hội đồng quản trị RBA có năng lực — mà không cần lo lắng về Thượng viện, nơi Đảng Lao động không chiếm đa số.

Đánh giá độc lập về RBA đã xác nhận mục tiêu lạm phát hiện tại là 2%-3%. Tuy nhiên, bản đánh giá này chỉ trích gay gắt về những điểm yếu của hội đồng quản trị RBA và những thiếu sót trong truyền thông. Thêm vào đó, RBA còn cần phải sắp xếp lại một số điều luật cũ đối với những quyền hạn chính phủ không được sử dụng ngoài thời chiến, nếu có.

Ưu tiên hàng đầu của Bộ Tài chính là thành lập một hội đồng riêng để giám sát chính sách tiền tệ, trong đó sẽ bao gồm các chuyên gia. Bản thân việc điều hành ngân hàng sẽ do những người còn lại của hội đồng quản trị hiện tại thực hiện. Theo một cách nào đó, điều này sẽ đưa RBA lên ngang hàng với các tiêu chuẩn toàn cầu.

Ví dụ, BoE có Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) và một Ban điều hành phụ trách việc quản lý. Fed có Hội đồng Thống đốc để điều hành hệ thống, và FOMC nhằm thiết lập lãi suất. (Tất cả các thành viên của hội đồng Fed đều bỏ phiếu cho FOMC, trong khi các chủ tịch Fed khu vực luân phiên nhau, ngoại trừ New York.)

Trong nhiều thập kỷ, cả hai phe chính trị Úc đều đưa những người ủng hộ vào hội đồng, bao gồm người đứng đầu ngành và lãnh đạo lao động. Nếu Bộ trưởng Tài chính và những người kế nhiệm ông chọn được một bộ máy có năng lực để chống lại RBA, phần lớn mong muốn của họ về hội đồng mới đã thành hiện thực. Tất nhiên, họ sẽ không bổ nhiệm những người khác biệt về quan điểm đối với thế giới, nhưng họ vẫn sẽ đáp ứng được việc vận hành nền kinh tế.

Trong số những kiến nghị mới, thay đổi gây ra sự phản đối thú vị nhất là tước bỏ khả năng phủ quyết của chính phủ đối với các quyết định của RBA. Bản đánh giá khẳng định thay đổi này sẽ tăng cường tính độc lập của RBA và do đó, phải là một điều tốt. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là hai cựu giám đốc RBA đã làm chứng rằng quyền phủ quyết nên được giữ nguyên. (Quyền phủ quyết thực tế chưa bao giờ được sử dụng.)

Greens, một trong những đảng nhỏ hơn mà chính phủ hiện có thể phải nhờ đến sự ủng hộ, cho biết nên giữ nguyên — để Nội các có thể ra lệnh cắt giảm lãi suất ngay lập tức. Điều đó thật nực cười và tôi không thể tưởng tượng bất kỳ bộ trưởng đáng tin cậy nào sẽ đồng tình với điều này, bất kể Đảng Lao động có muốncải cách RBA đến đâu.

Có lý do chính đáng để thực hiện cuộc cải tổ này. Chalmers, người cũng chỉ trích việc RBA tăng lãi suất là "phá hoại" nền kinh tế, không sai khi cảm thấy thất vọng. Tuy nhiên, các nhiệm vụ của ngân hàng trung ương đều đến từ các cuộc bầu cử. Quốc hội là nơi để giải quyết các vấn đề quan trọng về việc quyền lực nằm trong tay ai. Điều đó không nói lên rằng các chính trị gia nên ra quyết định về lãi suất. Có một số điều còn tồi tệ hơn. Một câu chuyện đạo đức mà hầu hết các ngân hàng trung ương học được từ sớm là trong giai đoạn tồi tệ của những năm 1970, chính sách đã "khuất phục" trước áp lực chính trị và lạm phát đã không thể thay đổi được nữa. Trong thời kỳ đương đại, uy tín của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tổn hại bởi một loạt các quan chức nhanh chóng tăng lãi suất quá nhiều cho Tổng thống Recep Tayyip Erdogan — hoặc tăng không đủ.

Chúng ta muốn các ngân hàng trung ương phải hành động nhanh chóng trong thời điểm khẩn cấp. Trong cuốn sách ấn tượng "Unelected Power", cựu phó thống đốc BoE Paul Tucker lo lắng về việc những người thiết lập lãi suất trở thành "công dân quá quyền lực".

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ