Điều gì đang xảy ra với "cỗ máy kinh tế" Đức?

Điều gì đang xảy ra với "cỗ máy kinh tế" Đức?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

01:02 21/08/2024

Đức vẫn chưa bị thị trường vốn hạ bậc trong bảng xếp hạng quốc gia. Mặc dù nền kinh tế của quốc gia này yếu kém, Bund vẫn là chuẩn mực về trái phiếu bằng đồng EUR không thể tranh cãi. Xếp hạng AAA của nước này có triển vọng ổn định với tất cả các cơ quan xếp hạng lớn. Nhưng điều này sẽ không kéo dài mãi mãi.

Quan điểm đơn giản vẫn được nhiều chính trị gia Đức chia sẻ là tín nhiệm cao là hàm số trực tiếp của nợ thấp. Điều này không đúng. Trên thực tế, gánh nặng nợ công của các nền kinh tế phát triển được xếp hạng tín nhiệm cao là lớn hơn nhiều so với các thị trường mới nổi được xếp hạng tín nhiệm thấp hơn. Các yếu tố khác như tăng trưởng, năng suất và khả năng đổi mới cũng đóng vai trò quan trọng. Và đây là điểm mà Đức ngày càng tụt hậu.

Dữ liệu kinh tế của quốc gia này cho thấy một số tín hiệu đáng thất vọng. Tất cả các chỉ báo tần suất cao đều đang giảm trở lại, từ sổ lệnh, sản xuất công nghiệp đến doanh số bán lẻ và các chỉ số niềm tin. Trong hai năm nay, nền kinh tế đã liên tục rơi vào suy thoái. Mặc dù vậy, nền kinh tế vẫn không đi đến đâu.

Sự yếu kém của Đức đã dẫn đến kỳ vọng ngày càng tăng về việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ cắt giảm lãi suất nhiều hơn. Lợi suất trái phiếu Bund kỳ hạn 10 năm, chạm mức 2.6% vào đầu tháng 7, đã tụt dốc xuống còn khoảng 2.25%. Đây là minh chứng cho sự bi quan về nền kinh tế đang gia tăng, buộc ECB phải vào cuộc. Thực tế là các quốc gia khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, chẳng hạn như Pháp hoặc Ý, cũng đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng "khó nhằn" hơn, làm cho Đức trở nên nổi bật hơn về tương đối và khiến vị thế về chuẩn mực trái phiếu của nước này không thể bị thay thế.

Những lý do chính cho sự trì trệ về mặt cơ cấu của Đức một phần phản ánh các xu hướng lớn bất lợi nằm ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của chính phủ. Yếu tố đầu tiên là sự kết thúc của toàn cầu hóa và yếu tố thứ hai là cơ cấu dân số đầy thách thức. Thêm vào đó là tình trạng liên tục thiếu hụt đầu tư.

Đức được hưởng lợi như một số quốc gia khác từ sự bùng nổ của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới. Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, quốc gia này chỉ có nhu cầu với những thứ mà các công ty Đức có thế mạnh: hàng hóa đầu tư, máy móc, xe cộ. Xuất khẩu tăng vọt. Năm 1999, chỉ có hơn 1/4 hàng hoá mà Đức sản xuất được xuất ra nước ngoài. Đến năm 2008, tỷ lệ đó đã đạt 46% GDP.

Nhưng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, thương mại toàn cầu và xuất khẩu của Đức gần như đi ngang. Trung Quốc dần trở thành đối thủ cạnh tranh thay vì là khách hàng như trước đây. Xu hướng bảo hộ mậu dịch đã len lỏi vào hệ thống thương mại thế giới. Khi nhu cầu nước ngoài giảm, nền kinh tế Đức đã chậm lại một cách đột ngột.

Người tiêu dùng Đức đã không chấp nhận sự trì trệ. Họ có lý do chính đáng để tiết kiệm: một xã hội đang già hóa nhanh chóng với hệ thống lương hưu công không được tài trợ. Thế hệ sinh vào những năm 1960 đang bắt đầu nghỉ hưu. Trong nửa thập kỷ tới, Đức sẽ mất đi 1% lực lượng lao động ròng qua từng năm.

Xu hướng này trở nên trầm trọng hơn khi số giờ làm việc ngày càng ít đi. Không có quốc gia OECD nào khác mà người lao động dành ít thời gian cho công việc hơn Đức. Với đầu vào lao động giảm khoảng 1%/năm, năng suất lao động sẽ cần phải tăng một lượng tương đương để nền kinh tế có thể được duy trì. Thật đáng tiếc, năng suất tăng theo giờ làm việc đã ở mức dưới 1% trong những năm gần đây.

Tăng trưởng năng suất chậm chạp cũng có thể là do trong nhiều thập kỷ đầu tư vào giáo dục và cơ sở hạ tầng bị thiếu hụt. Khi người hâm mộ bóng đá châu Âu đổ về Đức vào mùa hè này, khá nhiều định kiến ​​tích cực về hệ thống giao thông của đất nước đã bị phá vỡ. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên.

Kể từ đầu thiên niên kỷ, khu vực công ở Đức chỉ chi trung bình 2.3% GDP cho đầu tư công. Trong toàn bộ khu vực đồng Euro, con số của các quốc gia khác về chỉ tiêu này cao hơn gần 1%, thậm chí ở Pháp là 2%. Khoảng cách so với các nước ngang hàng gần đây đã trở nên nhỏ hơn. Nhưng điều đó cho thấy Đức tiếp tục tụt hậu, chỉ là chậm hơn.

Nếu "vương miện" AAA bị tước khỏi Đức thì không phải là do nước này mắc nợ quá nhiều. Mà là vì tình trạng tê liệt kinh tế kéo dài và thiếu những biện pháp thích hợp để giải quyết. Khi các nhà hoạch định chính sách nhận ra những rào cản cơ bản đối với tăng trưởng, chúng ta có thể tin tưởng rằng nỗi ám ảnh với ngân sách cân bằng sẽ được khắc phục.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump liệu có ''dễ tính'' hơn so với những cố vấn của ông trong các vấn đề về liên quan tới Trung Quốc?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trump liệu có ''dễ tính'' hơn so với những cố vấn của ông trong các vấn đề về liên quan tới Trung Quốc?

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn các cố vấn và nhân vật chủ chốt có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, trong khi vẫn duy trì một chiến lược thương mại mềm mỏng hơn để không làm ảnh hưởng đến thị trường. Tuy nhiên, cách ông Trump đối phó với Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào sự tương tác với ông Tập Cận Bình và các yếu tố kinh tế, chính trị toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ