Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức đã tăng cao hơn dự kiến. Dữ liệu này báo hiệu về một giai đoạn khó khăn mới cho nền kinh tế và đang có tác động ngày càng lớn đến thị trường lao động.
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng suy giảm, dự báo tăng trưởng của chúng tôi dành cho nền kinh tế Đức đã thấp hơn đáng kể so với nhận định của đa số chuyên gia kinh tế trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, có những tia hy vọng le lói khi nền kinh tế Đức có thể sẽ khởi sắc nhẹ vào năm 2025, nhờ vào sự giảm bớt áp lực từ chính sách tiền tệ và cơn sốc lạm phát trước đó.
Chiến thắng bất ngờ của đảng Đảng Con đường khác cho nước Đức (AfD) tại bang Thuringia vào Chủ nhật vừa qua đã gióng lên hồi chuông cảnh báo. Lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến II, một đảng cực hữu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cấp bang ở Đức. Điều này phản ánh một đất nước Đức đang chìm trong khủng hoảng niềm tin.
Đồng Euro biến động hạn chế vào thứ Ba. Trong phiên giao dịch Bắc Mỹ, cặp tỷ giá EUR/USD đang được giao dịch ở mức 1.1179 tại thời điểm viết bài, tăng 0.16% trong ngày. EUR đã tăng mạnh 3.1% so với USD trong tháng 8.
EUR/USD không biến động nhiều sau dữ liệu tâm lý người tiêu dùng GfK bi quan của Đức được công bố vào tối qua theo giờ Việt Nam. EUR/USD hiện vẫn sideway quanh 1.1170 và tính riêng tháng 8, cặp tiền đã tăng hơn 3.8%.
Theo một cuộc khảo sát sơ bộ công bố hôm thứ Năm, hoạt động kinh doanh của Đức đã thu hẹp lần thứ hai liên tiếp vào tháng Tám, và giảm nhiều hơn so với dự kiến.
Đức vẫn chưa bị thị trường vốn hạ bậc trong bảng xếp hạng quốc gia. Mặc dù nền kinh tế của quốc gia này yếu kém, Bund vẫn là chuẩn mực về trái phiếu bằng đồng EUR không thể tranh cãi. Xếp hạng AAA của nước này có triển vọng ổn định với tất cả các cơ quan xếp hạng lớn. Nhưng điều này sẽ không kéo dài mãi mãi.
Với số liệu GDP quý II vừa được công bố, chúng ta có thể đánh giá tình hình tăng trưởng ở châu Âu. Những con số sơ bộ phần lớn phù hợp với dự báo nửa cuối năm của chúng tôi, tuy nhiên nền kinh tế khu vực Eurozone đã tăng trưởng cao hơn một chút so với dự kiến, đạt mức 0.3% so với quý trước. Đây là khởi đầu tương đối vững chắc cho năm nay, sau giai đoạn tăng trưởng đi ngang trong nửa cuối năm 2023.
Theo số liệu công bố hôm thứ Ba, nền kinh tế khu vực Eurozone đã tăng trưởng nhỉnh hơn dự báo trong quý II năm nay. Tuy nhiên, bức tranh nền tảng còn khá phức tạp, cùng với hàng loạt khảo sát mang tính bi quan đang làm mờ mịt triển vọng kinh tế cho nửa cuối năm.
Nền kinh tế Đức bất ngờ suy giảm trong quý II sau khi đã tránh được suy thoái vào đầu năm, đồng thời lạm phát tháng 7 tăng lên, cho thấy những khó khăn tiếp diễn của nền kinh tế lớn nhất khu vực Eurozone.
Ngành xây dựng của Đức đang không cho thấy dấu hiệu phục hồi, ngay cả sau khi rơi vào khủng hoảng trong nhiều tháng và bất chấp những cam kết hỗ trợ, đầu tư từ chính phủ.
Nước Đức đang gặp khó khăn. Theo một bài đăng trên blog của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào ngày 27/3, Đức là nền kinh tế duy nhất trong nhóm G7 bị suy giảm trong năm ngoái và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm nhất trong nhóm năm nay. Theo IMF, GDP bình quân đầu người của Đức đã giảm 1% trong giai đoạn 2019-2023. Đây là thành tích xếp hạng thấp thứ 34 trong số 41 nền kinh tế thu nhập cao, chỉ tốt hơn Canada trong nhóm G7. Ngay cả Anh (giảm 0.2%) và Pháp (tăng nhẹ 0.4%) cũng vượt trội so với Đức. Sự tăng trưởng 6% của Mỹ thậm chí còn ở một đẳng cấp khác.
Theo một cuộc khảo sát công bố hôm thứ Tư, niềm tin người tiêu dùng Đức dự kiến sẽ giảm nhẹ trong tháng 7, chấm dứt chuỗi tăng kéo dài 4 tháng, do các hộ gia đình bất an trước giá cả leo thang và nền kinh tế hồi phục chậm chạp, vậy nên tiết kiệm có xu hướng tăng lên.