Chứng khoán Mỹ gặp nhiều khó khăn trước thềm báo cáo NFP!

Chứng khoán Mỹ gặp nhiều khó khăn trước thềm báo cáo NFP!

Võ Trí Mạnh

Võ Trí Mạnh

Junior Analyst

21:02 01/09/2022

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ suy yếu sau bài phát biểu của Chủ tịch Powell tại Jackson Hole vào thứ Sáu tuần trước. Đà tăng trên thị trường chứng khoán Mỹ từ đáy trong tháng 6 được thúc đẩy bởi đồn đoán rằng Fed có thể sẽ thay đổi định hướng chính sách. Tuy nhiên, bình luận của ông Powell cho thấy ưu tiên của Fed vẫn là giải quyết lạm phát.

Chứng khoán Mỹ “khó đoán” trước thềm công bố NFP!
Chứng khoán Mỹ “khó đoán” trước thềm công bố NFP!

Thị trường chứng khoán đã giảm mạnh sau bài phát biểu của ông Jerome Powell tại Jackson Hole. Trước một số lời bàn tán rằng Fed sẽ thay đổi lập trường trong cuộc họp thứ Sáu tuần trước, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã nhấn mạnh trọng tâm vẫn sẽ là giải quyết lạm phát.

Lạm phát có thể tạo ra nhiều vấn đề trên toàn cầu và hiện chúng ta đang ở mức đỉnh. Ví dụ gần đây nhất về vấn đề này là vào cuối những năm 70, kỷ nguyên của lạm phát đình trệ. Fed tiếp tục tăng lãi suất nhưng lạm phát không hề chững lại, do Chủ tịch FOMC vào thời điểm đó, Arthur Burns, lo lắng rằng việc tăng lãi suất quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng. Điều này khiến nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Cho đến khi Paul Volcker, dũng sĩ diệt lạm phát đầu tiên của Fed, cho rằng giảm lượng tiền dự trữ quá mức và và tăng lãi suất là giải pháp tốt nhất để kìm hãm áp lực gái.

Nhưng để làm được điều này, ông Volcker đã phải tăng lãi suất cao hơn cả lạm phát. Năm 1980, chỉ số CPI ở mức 13.5%. Nhưng lãi suất đã chạm mốc 20%! Trong vòng hai năm, lạm phát đã giảm xuống và đến năm 1983, CPI đã trở lại dưới 3%.

Vấn đề hiện tại là tỷ lệ nợ trên GDP của Hoa Kỳ đang ở mức 137.5% trong khi thời điểm ông Volcker chỉ dưới 40%. Vì vậy, ngày nay Hoa Kỳ gánh nhiều nợ hơn và việc thanh toán nợ với số lượng nợ khổng lồ như vậy khiến cho phương pháp của ông Volcker kém khả thi hơn so với thời điểm đó.

Fed thực sự muốn giảm lạm phát vì hậu quả có thể rất khủng khiếp và rất khó để giải quyết. Và điều này có thể tiếp tục gây áp lực đối với thị trường chứng khoán khi Fed vẫn không chắc chắn về việc cần tăng thêm bao nhiêu để thực sự đưa lạm phát về mục tiêu.

Với báo cáo NFP ngày mai, tình hình đang rất cân não. Dù cao hơn hay thấp hơn kỳ vọng, biến động sẽ rất mạnh, khi tâm lý thị trường đang cực kỳ khó đoán. Liệu tâm lý ổn định hơn có dẫn tới short covering hàng loạt trong ngắn hạn? Nhưng dù báo cáo có ra sao, câu hỏi chính vẫn là phe gấu sẽ quyết liệt đến đâu và có sử dụng các đợt điều chỉnh tăng để gia tăng short hay không.

ĐỒ THỊ D1 S&P 500

Chỉ số S&P 500 giảm gần 10% so với mức đỉnh được thiết lập vào giữa tháng 8, sau khi chạm đường MA 200 ngày. Tuy nhiên, vẫn còn dư địa để kiểm tra mức đáy tháng 6 và hỗ trợ ở mức 3,915 (Fibonacci thoái lui 23.6%). Việc phá vỡ dưới mức này sẽ mở ra cánh cửa cho đà giảm sâu hơn.

ĐỒ THỊ D1 NASDAQ 100

Cho đến nay, Nasdaq đã giảm mạnh và kháng cự gần nhất nằm tại 12,262. Nếu chỉ số có thể vượt trên mức này, thì kháng cự tiếp theo sẽ nằm tại 12,474, theo sau là mức đỉnh của tuần này là 12,652.

Hỗ trợ sẽ nằm tại 12,074, sau đó là mốc 12,000. Nếu chỉ số Nasdaq 100 xuống dưới mốc này, 11,860 là hỗ trợ tiếp theo, sau đó là 11,698.

ĐỒ THỊ D1 DOW JONES

Sự phục hồi của chỉ số Dow Jones diễn ra theo mô hình nêm tăng và giá đã break qua hỗ trợ, xác nhận mô hình sau bài phát biểu của Chủ tịch Powell.

Tuy nhiên, Hội nghị Jackson Hole đã tạo ra mô hình nến nhấn chìm giảm. Tại thời điểm này, chỉ số Dow đang kiểm tra hỗ trợ Fibonacci 61.8% quanh mức 31,337. Phá qua vùng đó sẽ mở ra cánh cửa xuống mức thoái lui Fibonacci 78.6% tại 30,726, theo sau là mức tâm lý 30,000. Ngược lại, Fib 50% sẽ là kháng cự gần nhất. trước khi đến với mốc tâm lý quanh 32,400.

Daily FX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định USD/JPY: BoJ và báo cáo việc làm Mỹ - Hai biến số then chốt định hình xu hướng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định USD/JPY: BoJ và báo cáo việc làm Mỹ - Hai biến số then chốt định hình xu hướng

Dòng vốn ngoại có thể tạo áp lực giảm đối với tỷ giá USD/JPY, từ đó ảnh hưởng tới lạm phát, nhu cầu hàng hóa Nhật Bản và chính sách tiền tệ của BoJ. Sự tăng giá của đồng Yên có thể dẫn đến giảm giá hàng nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp nội địa phải cắt giảm giá bán và tiềm ẩn nguy cơ giảm phát. Đồng thời, số liệu việc làm Mỹ suy yếu có thể kích thích đồn đoán về khả năng Fed cắt giảm lãi suất mạnh vào tháng 11.
Nhận định AUD/USD: Đồng Aussie bật dậy mạnh mẽ sau báo cáo thị trường lao động ấn tượng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Nhận định AUD/USD: Đồng Aussie bật dậy mạnh mẽ sau báo cáo thị trường lao động ấn tượng

Đồng AUD tăng sau khi số việc làm mới được tạo ra trong tháng 8 cao hơn dự kiến. Thay đổi việc làm ở Úc tăng 47,500 trong tháng 8, vượt qua dự báo 25,000. Cắt giảm lãi suất mạnh của Cục Dự trữ Liên bang thể hiện cam kết bảo vệ thị trường lao động và nền kinh tế khỏi suy thoái.
Bitcoin "nín thở" trước ngưỡng cửa quyết định lãi suất quan trọng của Fed
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Bitcoin "nín thở" trước ngưỡng cửa quyết định lãi suất quan trọng của Fed

Bitcoin đang dao động quanh ngưỡng 60,000 USD trước thềm quyết định then chốt về lãi suất của Fed. Dữ liệu từ hợp đồng tương lai lãi suất quỹ liên bang cho thấy xác suất 63% Fed sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất mạnh 50 bps. Đồng thời, các chỉ số on-chain đang hỗ trợ triển vọng tăng giá khi các "cá voi" mới của BTC tích cực tích lũy, trong khi các "cá voi" lâu năm vẫn duy trì vị thế nắm giữ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ