Chứng khoán Mỹ khởi sắc, đảo chiều "ngoạn mục" sau 2 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc, đảo chiều "ngoạn mục" sau 2 phiên giảm liên tiếp

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

06:59 07/03/2024

Chứng khoán Mỹ khởi sắc hôm thứ Tư (06/03), khi thị trường đảo chiều sau 2 phiên giảm liên tiếp trên Phố Wall.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 06/03, chỉ số S&P 500 đã tăng 0.51% lên 5,104.76, chỉ số Nasdaq thêm 0.58% lên 16,031.54. Chỉ số Dow Jones tăng 75.86 điểm lên mức 38,661.05, tương đương 0.2%. Chỉ số này bị đè nặng bởi đà giảm hơn 2% của cổ phiếu Disney.

Đà tăng ngày 06/03 đánh dấu sự phục hồi sau khi cả 3 chỉ số chính ghi nhận 2 phiên giảm liên tiếp, kéo thị trường ra khỏi các mức đỉnh kỷ lục. Tuy nhiên, đà tăng trên phố Wall đã bị kìm hãm khi cổ phiếu Apple lại một lần nữa tụt dốc, và những lo ngại đang dấy lên xoay quanh một ngân hàng khu vực đang gặp khó khăn.

Mặc dù chỉ số Nasdaq tăng điểm vào ngày 06/03, một số ông lớn công nghệ lại đứng ngoài đà tăng này. Cổ phiếu Apple đã giảm trong 6 phiên liên tiếp, bất chấp cổ phiếu Nvidia tăng hơn 3%. Cổ phiếu Alphabet và Tesla cũng đều ghi nhận sắc đỏ trong phiên.

Bất chấp đà tăng hôm 06/03, ba chỉ số chính vẫn ghi nhận mức giảm trong tuần.

Cổ phiếu của các ngân hàng khu vực biến động mạnh trong phiên sau New York Community Bancorp (NYCB) thông báo huy động 1 tỷ USD vốn. Chứng chỉ quỹ SPDR S&P Regional Banking ETF khép phiên giảm nhẹ sau khi sụt giảm hơn 2% trong phiên.

Cổ phiếu NYCB bật tăng gần 7.5% sau khi giảm hơn 40% đầu phiên. Giao dịch cổ phiếu đã bị tạm dừng nhiều lần trong ngày.

Mặt khác, vào ngày 06/03, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát biểu rằng ngân hàng trung ương có thể hạ lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, Fed chưa sẵn sàng để cắt giảm lãi suất tiền ngay lập tức.

Ông Powell phát biểu: “Chúng tôi tin rằng lãi suất chính sách của chúng tôi có thể đạt đỉnh trong chu kỳ thắt chặt này. Nếu nền kinh tế vẫn mạnh mẽ như kỳ vọng, Fed có thể bắt đầu xoay trục chính sách vào một thời điểm nào đó trong năm nay.”

Khi được Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ thẩm vấn hôm 06/03, Powell lưu ý rằng ngân hàng trung ương muốn xem thêm dữ liệu trước khi cắt giảm lãi suất. Ông cũng ​​sẽ xuất hiện trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ vào ngày 07/03.

David Russell, giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu tại TradeStation, nhận định rằng các nhà đầu tư vẫn đang "chờ đợi" sau phát ngôn của Chủ tịch Fed Jerome Powell. Tuy nhiên, ông cũng cho biết rằng vẫn có sự đồng thuận về hướng đi của chính sách tiền tệ trong tương lai, với việc duy trì lãi suất cao "khó xảy ra hơn".

Ông Russell chia sẻ: "Phát biểu của Powell không mang lại tin tốt nào. Ông ấy xác nhận khả năng hướng tới mức lãi suất thấp hơn trong tương lai và nhấn mạnh rủi ro tiềm ẩn nếu không cắt giảm lãi suất."

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ