Chứng khoán Nhật Bản "hồi sinh" mạnh mẽ, theo chân đà tăng của HĐTL Mỹ
Thái Linh
Junior Editor
Cổ phiếu Nhật Bản tăng mạnh ngay từ khi mở cửa, đảo ngược sự sụt giảm trong đợt bán tháo toàn cầu hôm thứ 2 khắp các thị trường từ New York đến London. HĐTL cổ phiếu Mỹ cũng tăng và TPCP Mỹ giảm.
Hai chỉ số chính của Nhật Bản đều tăng gần 11%, sau khi giảm hơn 12% vào ngày hôm trước. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng hơn 5%, trong khi HĐTL tại Hồng Kông cho thấy mức mở cửa cao hơn. Những dấu hiệu tích cực ban đầu cho thấy các nhà giao dịch đang lấy lại tinh thần sau một ngày đầy kịch tính khi "thước đo nỗi sợ hãi" của Phố Wall - VIX - tại một thời điểm đã ghi nhận mức tăng kỷ lục trong dữ liệu kể từ năm 1990.
"Khi cổ phiếu Nhật Bản phục hồi, thị trường châu Á có khả năng cũng phục hồi cùng nhau vào hôm nay", Tomo Kinoshita, bộ phận chiến lược thị trường toàn cầu tại Invesco Asset Management cho biết. "Vì mức độ sụt giảm giá cổ phiếu của Nhật Bản hôm qua lớn hơn nhiều so với châu Âu và Hoa Kỳ, nên những người tham gia thị trường hiện nhận ra rằng đợt điều chỉnh thị trường của Nhật Bản hôm qua là quá mức".
Ba nguyên nhân chính - suy đoán về một cuộc suy thoái sắp xảy ra ở Hoa Kỳ, cơn sốt trí tuệ nhân tạo hạ nhiệt và việc USDJPY giảm đã dẫn đến việc nhà đầu tư từ bỏ “carry trade” - đã dẫn đến một đợt bán tháo kéo dài ba ngày trên khắp các thị trường chứng khoán toàn cầu. Chuyên gia thị trường Ed Yardeni cho biết đợt bán tháo có một số điểm tương đồng với vụ sụp đổ năm 1987, khi nền kinh tế Hoa Kỳ tránh được suy thoái bất chấp nỗi lo sợ của các nhà đầu tư vào thời điểm đó.
Chứng khoán Nhật Bản phục hồi đầu ngày thứ 3
USDJPY đã tăng lên 1.5% vào thứ 3, trước khi giảm trở lại. USDJPY vẫn giảm gần 11% trong quý này do kỳ vọng về việc BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Cơ chế cầu dao của HĐTL Nikkei 25 đã được kích hoạt trước khi thị trường mở cửa sau khi chịu mức giảm lớn nhất trong một ngày tính theo đồng Yên vào thứ 2. Một đợt tăng đột ngột trong HĐTL Kospi 200 và Kosdaq 150 đã kích hoạt một cơ chế khác tại Hàn Quốc vào sáng thứ 3 để tạm dừng các lệnh mua cho giao dịch theo chương trình.
Lợi suất TPCP Mỹ tăng khi phiên Á mở cửa, với TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 5 bps lên 3.84%. Lợi suất TPCP Mỹ đã giảm xuống mức đáy là 3.67% vào thứ 2 trước khi tăng trở lại nhờ báo cáo dịch vụ ISM của Hoa Kỳ mạnh hơn dự kiến.
Sự sụt giảm của cổ phiếu Hoa Kỳ là minh chứng rõ ràng cho một số nhà đầu cơ giá xuống nổi tiếng, những người đang tăng gấp đôi cảnh báo về rủi ro từ sự suy thoái kinh tế. Mislav Matejka của JPMorgan Chase & Co. cho biết cổ phiếu sẽ tiếp tục chịu áp lực từ hoạt động kinh doanh yếu hơn, lợi suất trái phiếu giảm và triển vọng thu nhập xấu đi. Michael Wilson của Morgan Stanley đã cảnh báo về tỷ trọng R/R "bất lợi".
Matejka viết rằng "Điều này không giống như bối cảnh 'phục hồi' được mong đợi". Ông cho biết "Chúng tôi vẫn thận trọng với cổ phiếu, chờ đợi giai đoạn tồi tệ đến".
Ông Yardeni cho biết đợt bán tháo cổ phiếu hiện tại có một số điểm tương đồng với vụ sụp đổ năm 1987, khi nền kinh tế tránh được suy thoái mặc dù các nhà đầu tư lo ngại vào thời điểm đó.
Ông Yardeni cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg Television rằng "Cho đến nay, điều này rất gợi nhớ đến năm 1987. Chúng ta đã chứng kiến một vụ sụp đổ trên thị trường chứng khoán — về cơ bản tất cả diễn ra trong một ngày — thời điểm đó nền kinh tế đã hoặc sắp rơi vào suy thoái. Và điều đó đã không xảy ra. Điều này thực sự liên quan nhiều hơn đến nội tại của thị trường.”
Chỉ số VIX của phố Wall đạt mức đỉnh kể từ năm 2020
Sau nửa đầu năm rất mạnh mẽ, thị trường đã mở rộng trong ngắn hạn, không còn nhiều cú sốc kinh tế tích cực — và một chút tin xấu cũng có thể ảnh hưởng rất nhiều, theo Keith Lerner tại Truist Advisory Services.
"Nhìn từ góc độ thị trường chứng khoán, quan điểm của chúng tôi vẫn không thay đổi", Lerner cho biết. "Chúng tôi vẫn tin rằng thị trường có thể bullish. Tuy nhiên, chúng tôi đã kỳ vọng nhiều biến động hơn vào nửa cuối tháng 7 và tháng 8 do sự phục hồi mạnh mẽ từ tháng 4, tâm lý căng thẳng và thực tế là chúng ta đang bước vào giai đoạn yếu hơn theo mùa của năm".
Ở những nơi khác trong khu vực châu Á, RBA dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 4.35% trong cuộc họp thứ sáu liên tiếp vào thứ 3, các nhà kinh tế dự đoán. Quốc gia này đang chuẩn bị ở gần cuối chu kỳ nới lỏng toàn cầu vì lạm phát trong nước - trong khi đang hạ nhiệt - vẫn ở mức cao, đòi hỏi RBA phải giữ nguyên lãi suất ở mức đỉnh trong 12 năm.
Giá dầu tăng từ mức đáy trong bảy tháng vào đầu thứ 3 khi việc ngừng sản xuất từ mỏ dầu lớn nhất của Libya đã tập trung sự chú ý vào Trung Đông.
Điểm nổi bật của các công ty:
- Palantir Technologies đã nâng triển vọng trong năm, cho thấy nhu cầu liên tiếp đối với phần mềm trí tuệ nhân tạo của công ty.
- Một thẩm phán liên bang hôm thứ 2 đã phán quyết rằng Google đã độc quyền thị trường tìm kiếm một cách bất hợp pháp, giúp chính phủ giành chiến thắng vang dội trong vụ kiện chống độc quyền lớn đầu tiên chống lại một gã khổng lồ công nghệ sau hơn hai thập kỷ.
- The Information đưa tin, chip trí tuệ nhân tạo sắp ra mắt của Nvidia sẽ bị trì hoãn do lỗi thiết kế, trích dẫn lời của hai người giấu tên giúp sản xuất chip và phần cứng máy chủ của công ty.
- Dell Technologies đang cắt giảm nhân sự để tái tổ chức các nhóm bán hàng bao gồm một nhóm mới tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ trí tuệ nhân tạo.
- Cổ phiếu của Tyson Foods tăng vọt, đi ngược lại sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán, khi thu nhập quý vượt qua ước tính cao nhất của các nhà phân tích về sự phục hồi lợi nhuận từ thịt gà.
Các sự kiện chính trong tuần này:
- Quyết định về lãi suất của Úc, Thứ 3
- Doanh số bán lẻ của khu vực eurozone, Thứ 3
- Thương mại Trung Quốc, dự trữ ngoại hối, Thứ 4
- Tín dụng của người tiêu dùng Mỹ, Thứ 4
- Sản xuất công nghiệp của Đức, Thứ 5
- Đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của Hoa Kỳ, Thứ 5
- Thomas Barkin của Fed phát biểu, Thứ 5
- PPI, CPI của Trung Quốc, Thứ 6
Một số động thái chính trên thị trường:
Cổ phiếu
- HĐTL S&P 500 tăng 1.4% tính đến 8:08 sáng theo giờ Việt Nam
- HĐTL Hang Seng tăng 0.2%
- HĐTL Nikkei 225 (OSE) tăng 11%
- Topix của Nhật Bản tăng 10%
- S&P/ASX 200 của Úc tăng 0.6%
- HĐTL Euro Stoxx 50 tăng 1.4%
Tiền tệ
- Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index gần như đi ngang
- EURUSD gần như đi ngang ở mức 1.0956
- USDJPY tăng 0.8% lên mức 145.40
- USDCNH gần như đi ngang ở mức 7.1435
Tiền điện tử
- Bitcoin tăng 3% lên 56,032.05 USD
- Ether tăng 3.9% lên 2,532.08 USD
Trái phiếu
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 5 bps lên 3.84%
- Lợi suất TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10 năm tăng 12 bps lên 0.870%
- Lợi suất TPCP Úc kỳ hạn 10 năm giảm 6 bps xuống 3.99%
Hàng hóa
- Dầu thô WTI tăng 1.6% lên 74.13 USD/thùng
- Vàng giao ngay tăng 0.1% lên 2,413.93 USD
Bloomberg