Chuyên gia Abrdn: Đầu tư đâu cũng được, trừ Mỹ

Chuyên gia Abrdn: Đầu tư đâu cũng được, trừ Mỹ

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

16:37 23/10/2023

Devan Kaloo, chuyên gia thuộc quỹ Aberdeen Standard Investments, đã đưa ra một thông điệp rõ ràng: Hãy đầu tư vào bất kỳ thị trường chứng khoán nào ngoài Mỹ.

Ông còn cho rằng: “Nền kinh tế Mỹ sẽ hạ nhiệt và USD sẽ yếu hơn, bạn nên đầu tư vào những nơi khác. Đâu cũng được: thị trường mới nổi, châu Âu hay Nhật Bản. Những nơi này đều có câu chuyện riêng.”

Ông Kaloo cho biết các thị trường khác ẩn chứa nhiều cơ hội, đồng thời đợt bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ gần đây khiến cổ phiếu Mỹ bị định giá cao. Trong khi các nhà phân tích dự báo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các công ty Mỹ nhanh hơn so với các công ty cùng ngành ở châu Âu, chứng khoán Mỹ đã vượt trội so với châu Âu và châu Á từ đầu năm đến nay nhờ sự phục hồi của cổ phiếu công nghệ, với chỉ số Nasdaq 100 tăng 33%.

“Theo tôi, nền kinh tế Mỹ sẽ lầm than do lợi suất cao.” Ông cũng dự báo rằng những điều kiện từng hỗ trợ USD và thị trường chứng khoán Mỹ sẽ yếu hơn rất nhiều. Năm tới sẽ vô cùng khó khăn vì “các công ty sẽ bắt đầu cám thấy sức nóng của chi phí tái cấp vốn và số tiền tiết kiệm của các hộ gia đình bị bào mòn”.

Ở châu Âu, ông Kaloo nhận thấy cổ phiếu các công ty lớn rất rẻ, với sóng gió tiêu tan dần, phản ánh sự lạc quan về thị trường chứng khoán trong năm 2024. Ông cũng thấy rằng Trung Quốc đang ổn định và đang trên đà phục hồi, và các thị trường mới nổi sẽ là một cơ hội.

Chiến lược gia Beata Manthey của Citigroup cũng cùng quan điểm với ông Kaloo, chứng khoán châu Âu hấp dẫn hơn Mỹ vì tương quan định giá đang ở mức thấp kỷ lục.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ