Có gì hay ho trong Danh sách thao túng tiền tệ của Mỹ?
Nguyễn Thanh Thùy Dung
Junior Analyst
Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết 7 nền kinh tế lớn, bao gồm cả Trung Quốc, nằm trong “danh sách giám sát” về các hoạt động tiền tệ, nhưng lại khuyến nghị có biện pháp đối phó với các quốc gia được gắn mác thao túng tiền tệ trong báo cáo bán niên vừa qua.
Báo cáo của quốc hội gây áp lực cho các đối tác thương mại, những quốc gia đang giữ vững tỷ giá hối đoái để đạt được lợi thế cạnh tranh. Năm ngoái, USD đã tăng giá cùng với việc thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết: “Hầu hết các can thiệp ngoại hối của các đối tác thương mại Hoa Kỳ vào năm ngoái là bán USD nhằm củng cố đồng tiền của họ. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn cảnh giác với các thông lệ tiền tệ và thiết lập chính sách của các quốc gia cũng như tính nhất quán của chúng với sự tăng trưởng toàn cầu cân bằng và bền vững”.
Bộ Tài chính cho biết không có đối tác thương mại lớn nào của Hoa Kỳ thao túng tỷ giá hối đoái để đạt được lợi thế không công bằng trong 4 quý tính đến tháng 12/2022. Bộ cũng cho biết không có đối tác thương mại nào vi phạm cả 3 tiêu chí để xác nhận là kẻ thao túng. Bộ Tài chính cho biết Thụy Sĩ đã vượt quá một trong ba. Bộ sẽ tiếp tục phân tích đánh giá về Thụy Sĩ cho đến khi nước này không còn đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào trong 3 tiêu chí.
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Malaysia, Singapore, Thụy Sĩ và Đài Loan nằm trong “danh sách giám sát” của Bộ Tài chính về các nền kinh tế cần được quan tâm sát sao đến các hoạt động tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô. Nhật Bản, nằm trong danh sách đó trong báo cáo phát hành vào tháng 11, đã bị loại bỏ.
Bộ Tài chính nhắc lại lời kêu gọi minh bạch hơn về cách Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái. Đó là bất chấp thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc, Yi Gang, cho biết vào tháng Tư rằng tỷ giá CNY chủ yếu do thị trường quyết định.
“Việc Trung Quốc không công bố can thiệp ngoại hối và sự thiếu minh bạch về các đặc điểm chính của cơ chế tỷ giá hối đoái khiến Trung Quốc trở thành một ngoại lệ trong số các nền kinh tế lớn và đảm bảo Bộ Tài chính giám sát chặt chẽ”, bộ cho biết hôm thứ Sáu.
Nhật Bản đã can thiệp tiền tệ vào năm 2022 để hỗ trợ của đồng Yên. Một quan chức Bộ Tài chính chia sẻ với các phóng viên vào hôm thứ Sáu rằng Hoa Kỳ xem xét mức độ của việc can thiệp. Vị quan chức này cho biết có một kỳ vọng chắc chắn rằng các sàn giao dịch lớn lớn, được giao dịch tự do, sự can thiệp chỉ nên được thực hiện trong những trường hợp tiêu cực và có sự tham khảo ý kiến của các đối tác nhóm G-7.
Bộ Tài chính được yêu cầu lập báo cáo theo Đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988 và Đạo luật Thực thi Thương mại và Tạo thuận lợi Thương mại năm 2015, nhằm mục đích giải quyết những lo ngại rằng các đối tác thương mại của Hoa Kỳ có thể làm suy yếu đồng tiền của họ để đạt được lợi thế cạnh tranh trong thương mại.
Việc chỉ định người thao túng không có kết quả cụ thể hoặc ngay lập tức, nhưng luật pháp yêu cầu chính quyền phải tham gia với các đối tác thương mại đó để giải quyết sự mất cân bằng tỷ giá hối đoái được nhận thấy. Các hình phạt, bao gồm loại trừ khỏi các hợp đồng của chính phủ Hoa Kỳ.
Chính quyền Trump đã chỉ định Trung Quốc vào năm 2019 và sau đó bỏ “nhãn mác” này 5 tháng sau đó để giành được nhượng bộ trong một thỏa thuận thương mại. Thụy Sĩ và Việt Nam đã bị liệt vào danh sách các quốc gia gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối dưới thời cựu Tổng thống Trump vào năm 2020 và được chính quyền Biden xóa bỏ vào năm 2021.
Kể từ khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền, vẫn chưa có quốc gia nào bị gán mác 'thao túng tiền tệ' để đạt được lợi thế thương mại.
Bloomberg