Cổ phiếu Nhật Bản nhảy vọt khi BoJ “xoa dịu” những lo ngại về lãi suất

Cổ phiếu Nhật Bản nhảy vọt khi BoJ “xoa dịu” những lo ngại về lãi suất

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

16:31 07/08/2024

Cổ phiếu Nhật Bản tăng và đồng yên giảm vào thứ Tư sau khi một quan chức BoJ dường như hạ thấp triển vọng tăng lãi suất ngay lập tức trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động.

Trong bài phát biểu vào thứ Tư, phó thống đốc BoJ Shinichi Uchida đã lưu ý đến sự biến động mạnh trên thị trường tài chính trong và ngoài nước đồng thời cho biết cần phải tiếp tục duy trì mức lãi suất hiện tại.

Các nhà giao dịch cho biết thị trường đang coi những bình luận này là tín hiệu cho thấy, hiện tại khó có khả năng Nhật Bản sẽ tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm - một sự đảo ngược mạnh mẽ so với bình luận của thống đốc BoJ Kazuo Ueda vào tuần trước: ông ám chỉ rằng sẽ có thêm động thái thắt chặt.

Tomochika Kitaoka, chiến lược gia trưởng bộ phận cổ phiếu tại Nomura cho biết: “Thị trường hiện nên hạ thấp rủi ro BoJ thắt chặt quá mức”.

USD/JPY tăng từ mức khoảng 144.7 lên mức 146.82 sau bình luận của ông Uchida, chỉ số Topix tăng 2.3%.

Đà tăng giá vào thứ Tư - sau một đợt giảm mạnh vào đầu phiên - ban đầu được dẫn dắt bởi cổ phiếu của các tập đoàn ngân hàng lớn Sumitomo Mitsui, MUFG và Mizuho ​​và sau đó được thúc đẩy bởi mức tăng cổ phiếu các ngành công nghiệp và công nghệ bao gồm Hitachi và Mitsubishi Corporation.

Chỉ Nikkei 225 của ngành công nghệ và bán lẻ, cũng đi theo chiều hướng tương tự - giảm mạnh trước, sau đó tăng khoảng 1.2%. Cả hai chỉ số chuẩn vẫn giảm khoảng 10% kể từ thứ Năm tuần trước.

“Thị trường đang cố gắng tìm hiểu những gì đã xảy ra trong hai ngày qua. Tuy nhiên, những biến động vẫn chưa thực sự rõ ràng”, một nhà môi giới cổ phiếu tại Tokyo cho biết.

Các thị trường ở phần còn lại của châu Á cũng cho thấy sự tích cực. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng gần 2% sau đợt giảm đầu phiên. Chỉ số chuẩn của Đài Loan tăng gần 4%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông và chỉ số Nifty 50 của Ấn Độ đều tăng hơn 1%.

Giao dịch trước giờ mở cửa tại các thị trường phương Tây cũng cho thấy sự phục hồi khiêm tốn sau biến động của ngày thứ Hai. Các hợp đồng liên quan tới S&P 500 tăng 0.7%, trong khi các hợp đồng liên quan tới Nasdaq công nghệ ghi nhận mức tăng 0.5%. HĐTL FTSE 100 tăng 1% và 0.8% là mức tăng đối với Stoxx 50 của Châu Âu.

Topix đã trở lại là một trong những chỉ số có hiệu suất tốt nhất tính theo USD bên ngoài Mỹ trong năm nay, vượt qua FTSE All-Share và Stoxx Europe 600.

Cổ phiếu Nhật Bản đã phá vỡ một loạt kỷ lục - mức giảm 20% trong ba phiên giao dịch từ thứ Năm tuần trước đến thứ Hai tuần này là mức giảm lớn nhất từ ​​trước đến nay, tương đương với sự sụt giảm 1.1 nghìn tỷ USD giá trị. Nhưng vào thứ Ba, Topix và Nikkei đã tăng vọt trở lại gần 10%, đợt tăng giá mạnh nhất trong gần 16 năm.

Hai yếu tố chính gây ra sự biến động trên thị trường Nhật Bản là việc BoJ bất ngờ tăng lãi suất vào tuần trước và lo ngại ngày càng tăng về suy thoái kinh tế ở Mỹ. “Mối quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư là liệu sự bi quan về triển vọng kinh tế của Mỹ có đi quá xa hay không. Thị trường sẽ vẫn rất nhạy cảm với dữ liệu lạm phát và việc làm của Mỹ trong tương lai gần”, Sho Nakazawa, chiến lược gia bộ phận cổ phiếu tại Morgan Stanley MUFG cho biết.

Việc BoJ tăng lãi suất đã tiếp thêm động lực cho đồng yên, tăng khoảng 10% từ mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ vào tháng 7. Tuy nhiên, đồng tiền này đã sụt giảm vào thứ Tư. Mức tăng mạnh của đồng yên cũng đã thúc đẩy việc huỷ bỏ carry trade trên toàn cầu, điều đã thúc đẩy việc đầu cơ vào tài sản trên toàn thế giới, bao gồm cả các công ty công nghệ được niêm yết tại Mỹ.

Chiến lược gia trưởng tại Nikko AM, Naoki Kamiyama cho biết: “Về cơ bản, Nikkei đã quay trở lại mức khởi đầu vào năm 2024, trước khi thị trường tăng do sự kết hợp giữa triển vọng nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed và việc lãi suất tiếp tục cao trong thời gian dài của Mỹ”.

Ông cho biết thêm: “Chúng ta cần lưu ý rằng sự sụt giảm của cổ phiếu Nhật Bản một phần được cho là do những nhà đầu tư chỉ số theo xu hướng vĩ mô dẫn dắt. Sự sụt giảm mà họ gây ra cuối cùng có thể mở đường cho những người khác, đặc biệt là các nhà đầu tư bán lẻ, bước vào thị trường khi sự biến động có dấu hiệu lắng xuống”.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp
Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp

Chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản đã giảm trong tháng 9, đây đã là tháng thứ hai liên tiếp theo dữ liệu từ chính phủ công bố vào thứ Sáu. Nguyên nhân là do giá cả tăng khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, gây lo ngại cho kế hoạch tăng lãi suất của BoJ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ