"Cơn bão" chính trị trong lòng nước Pháp càng trở nên tồi tệ với mối đe dọa lật đổ chính phủ của phe cực hữu

"Cơn bão" chính trị trong lòng nước Pháp càng trở nên tồi tệ với mối đe dọa lật đổ chính phủ của phe cực hữu

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

17:11 02/12/2024

Đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia đã đưa ra tín hiệu mạnh mẽ nhất cho đến nay về khả năng lật đổ chính phủ Pháp ngay trong tuần này, chỉ vài giờ sau khi Bộ trưởng Tài chính Antoine Armand tuyên bố chính quyền của ông sẽ không chịu thua trước áp lực.

Marine Le Pen và đảng của bà đe dọa sẽ ủng hộ một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trừ khi Thủ tướng Michel Barnier sửa đổi ngân sách năm 2025 để điều chỉnh lương hưu theo lạm phát, cùng với một số yêu cầu khác. Le Pen yêu cầu Barnier thực hiện những thay đổi này trước thứ Hai, thời điểm các nhà lập pháp đối lập dự kiến bắt đầu quy trình để tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Mặc dù Armand khẳng định trên Bloomberg Television vào Chủ nhật rằng: “Chính phủ Pháp không nhận tối hậu thư và chúng tôi sẽ không chịu thua”, Chủ tịch Mặt trận Quốc gia Jordan Bardella đã tăng cường sự gay gắt trong giọng điệu vào sáng thứ Hai.

“Đảng Mặt trận Quốc gia sẽ kích hoạt cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trừ khi có một phép màu vào phút cuối,” Bardella nói với đài phát thanh RTL. “Nếu Barnier thay đổi văn bản từ nay đến 3 giờ chiều, nhưng tôi không có nhiều hy vọng rằng ông ấy sẽ nhận ra vấn đề, vì chúng tôi đã bị phớt lờ và coi thường trong nhiều tháng qua.”

Chỉ số chứng khoán CAC 40 của Pháp giảm 1.1% vào thứ Hai, với cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất. CAC là một trong số ít chỉ số ở các thị trường phát triển có hiệu suất kém trong năm 2024, giảm 5% kể từ đầu năm, hậu quả của bất ổn chính trị.

Các nhà đầu tư đã hạ thấp niềm tin vào TPCP Pháp so với các nước đồng cấp, đẩy chi phí vay lên mức cao nhất ngang với Hy Lạp vào tuần trước và khiến Barnier phải cảnh báo về “cơn bão” trên thị trường tài chính. Những khó khăn chính trị và sự bất ổn trên thị trường bắt đầu từ tháng 6 khi Tổng thống Emmanuel Macron kêu gọi bầu cử sớm nhằm làm rõ tình hình tại Quốc hội, nơi đảng của ông không có được đa số tuyệt đối.

Le Pen, lãnh đạo đảng lớn nhất trong Quốc hội, đã đạt được một chiến thắng vào tuần trước khi Barnier đồng ý từ bỏ kế hoạch tăng thuế điện, một trong những yêu cầu chính của Đagr Mặt trận Quốc gia. Điều này đã khích lệ đảng cực hữu đưa ra thêm các yêu sách khác. Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm có thể diễn ra sớm nhất vào thứ Tư.

“Bất ổn chính trị tại Pháp chắc chắn không hỗ trợ cho EUR”, Rodrigo Catril, chiến lược gia tại Ngân hàng Quốc gia Australia, nhận xét. “Sự sụp đổ thực sự của chính phủ thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thành công sẽ bổ sung thêm một lớp bất ổn nữa.”

Luật ngân sách của Barnier, bao gồm các điều chỉnh quy mô 60 tỷ EUR (63.5 tỷ USD), là một nỗ lực nhằm đưa tình hình tài chính công của Pháp vào trật tự, trong bối cảnh thâm hụt ngân sách của nước này dự kiến sẽ đạt 6.1% GDP trong năm nay.

Bộ trưởng Ngân sách Laurent Saint-Martin nói với tờ Le Parisien cuối tuần qua rằng các yêu cầu sửa đổi ngân sách sẽ tiêu tốn gần 10 tỷ EUR và chính phủ sẽ không đưa ra thêm bất kỳ nhượng bộ nào nữa.

Le Pen đã chỉ trích mạnh mẽ tuyên bố này, nói với hãng tin AFP rằng chính quyền Barnier đã chấm dứt các cuộc thảo luận. Bà tuyên bố rõ ràng rằng nếu các yêu cầu của mình không được đáp ứng, đảng của bà sẽ hợp tác với phe cánh tả để lật đổ chính phủ. Chủ tịch Đảng Mặt trận Quốc gia Jordan Bardella cáo buộc chính phủ đang đặt sự tồn tại của đảng vào rủi ro vì sự đối đầu phe phái.

Lập trường ngày càng đối đầu của đảng cực hữu đã khiến các nhà đầu tư đặt cược rằng Le Pen đang chuẩn bị đẩy chính phủ ra khỏi vị trí cầm quyền.

Chênh lệch lợi suất giữa TPCP kỳ hạn 10 năm của Pháp và Đức - một chỉ số quan trọng đo lường rủi ro - gần đây đã chạm mức 90 bps, mức rộng nhất kể từ năm 2012, trước khi thu hẹp lại khoảng 83 bps vào thứ Hai. Chỉ số chứng khoán chính của Pháp đang trên đà ghi nhận năm tồi tệ nhất so với các cổ phiếu châu Âu kể từ năm 2010.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Pháp tuần trước thậm chí đã chạm mức của Hy Lạp, một quốc gia từng là tâm điểm của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Armand đã bác bỏ so sánh này, khẳng định rằng nền kinh tế Pháp vẫn vững chắc.

“Hy Lạp đã làm rất tốt sau khủng hoảng để giảm chi tiêu công,” ông nói. “Nhưng Pháp không phải là Hy Lạp. Nền kinh tế Pháp không giống nền kinh tế Hy Lạp.”

Canh bạc của Macron với cuộc bầu cử sớm đã khiến hạ viện bị chia thành ba phe đối lập kịch liệt: một trung tâm suy yếu ủng hộ Tổng thống, một liên minh cánh tả, và một phe cực hữu được dẫn dắt bởi Le Pen. Khi không thể thành lập liên minh nào, Macron đã bổ nhiệm Barnier làm thủ tướng vào tháng 9 với nhiệm vụ trọng tâm là đưa tình hình tài chính hỗn loạn của Pháp vào trật tự.

Ngay cả trước khi xuất hiện sự bất ổn chính trị trong vài tuần qua, tài chính của Pháp đã là mối lo ngại ngày càng lớn đối với các nhà đầu tư khi các kế hoạch giảm nợ đã đi chệch hướng vào cuối năm 2024. Do doanh thu thuế thấp hơn rất nhiều so với dự kiến, chính phủ hiện kỳ vọng thâm hụt ngân sách sẽ đạt 6.1% GDP trong năm nay thay vì giảm xuống 4.4% như kế hoạch ban đầu.

Kế hoạch ngân sách năm 2025 của Barnier nhằm thu hẹp khoảng cách này xuống còn 5% thông qua "liệu pháp sốc" bao gồm 60 tỷ EUR tăng thuế và cắt giảm chi tiêu. Trong một cuộc phỏng vấn, Armand nhấn mạnh rằng việc dao động khỏi cam kết giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 5% vào năm 2025 và tiếp tục hướng đến mức 3% vào năm 2029 không phải lựa chọn khả thi.”

“Nhiệm vụ của tôi với tư cách là một Bộ trưởng Tài chính là phải cam kết với mục tiêu 5% mà chúng tôi đã đặt ra từ đầu nhiệm kỳ, không chỉ vì lợi ích của Pháp hay chính phủ mà còn vì điều này cần thiết để châu Âu tiếp tục là một lục địa của sự thịnh vượng,” ông nói.

Không có tiền lệ nào về việc một chính phủ sụp đổ gần đến hạn chót cuối năm cho ngân sách như hiện nay. Tuy nhiên, các nhà lập pháp và chuyên gia pháp lý đã chỉ ra các biện pháp khẩn cấp có thể cho phép nhà nước thu thuế và ban hành các nghị định để ủy quyền chi tiêu tối thiểu nhằm tránh tình trạng đình trệ.

“Chúng ta cần gửi một tín hiệu rằng chúng ta đang lấy lại quyền kiểm soát, và đúng là với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, chúng ta đang bước vào giai đoạn bất ổn,” kiểm toán nhà nước của Pháp, Pierre Moscovici, nói trên truyền hình France 2 vào thứ Hai. “Tình hình tài chính của chúng ta đang trong tình trạng nguy hiểm, đáng lo ngại.”

Đảng Mặt trận Quốc gia cho biết họ sẽ ủng hộ kết quả như vậy, trong khi các bộ trưởng cảnh báo rằng điều này có thể gây ra tình trạng thắt lưng buộc bụng nghiêm trọng và làm tổn hại đến các nỗ lực cải thiện tài chính. Le Pen cũng đã hạ thấp hậu quả của việc không có ngân sách vào cuối năm, nói với tờ La Tribune rằng hệ thống của Pháp được thiết kế tốt, và hoàn toàn không có lý do gì để hoảng sợ vì không có điều gì là dứt khoát.

Nếu Barnier bị phế truất, Macron sẽ phải tái bổ nhiệm ông hoặc chọn một thủ tướng mới. Tuy nhiên, Tổng thống sẽ phải đối mặt với bài toán cân bằng khó khăn tương tự khi không có khả năng tổ chức bầu cử lập pháp mới cho đến tháng 7.

Bất kỳ chính phủ mới nào được thành lập cũng sẽ cần khẩn trương đề xuất một kế hoạch ngân sách cho năm 2025.

Armand đã cố gắng trấn an các nhà đầu tư, nói rằng ông tin tưởng Pháp sẽ tiếp tục cải cách nền kinh tế và thu hút đầu tư.

“Pháp cam kết giữ vững vai trò lãnh đạo châu Âu cùng với Đức, Ý, Tây Ban Nha và tất cả các quốc gia châu Âu khác để chương trình nghị sự tăng trưởng này có thể là câu trả lời tốt nhất cho những căng thẳng quốc tế và thương mại đang diễn ra hiện nay,” ông nói.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dự trữ Bitcoin trên sàn Binance chạm đáy trong năm
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Dự trữ Bitcoin trên sàn Binance chạm đáy trong năm

Dự trữ Bitcoin trên Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới theo khối lượng giao dịch, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2024, hai tháng trước khi giá Bitcoin tăng vọt 90% vào tháng 3. Nếu kịch bản lặp lại, giá Bitcoin từ mức hiện tại 98,680 USD có thể tăng lên 187,500 USD chỉ trong vài tháng.
Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán châu Á trong bối cảnh giao dịch thưa thớt dịp nghỉ lễ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán châu Á trong bối cảnh giao dịch thưa thớt dịp nghỉ lễ

Chứng khoán châu Á khởi sắc khi thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc đồng loạt tăng điểm, trong bối cảnh một số thị trường trong khu vực vẫn tạm nghỉ dịp lễ. Làn sóng lạc quan lan tỏa sau khi phố Wall ghi nhận phiên tăng điểm ấn tượng vào thứ Ba, tiếp tục củng cố đà hồi phục của năm nay.
Toàn cảnh thị trường crypto: Singapore "xưng vương", BlackRock "chảy máu" đêm Giáng sinh
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Toàn cảnh thị trường crypto: Singapore "xưng vương", BlackRock "chảy máu" đêm Giáng sinh

Một nghiên cứu mới xếp hạng Singapore là trung tâm đổi mới blockchain hàng đầu toàn cầu, Thổ Nhĩ Kỳ ban hành quy định yêu cầu xác thực danh tính cho giao dịch tiền mã hóa trên 15,000 lira (425 USD) từ 25/02/2025, và quỹ ETF Bitcoin của BlackRock ghi nhận dòng vốn rút ròng kỷ lục ngay trước thềm Giáng sinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ