"Cơn sốt vàng" toàn cầu: Tâm lí “FOMO” đẩy nhu cầu vàng tăng cao
Trà Giang
Junior Editor
"Cơn sốt vàng" toàn cầu, một xu hướng thú vị đang diễn ra: trong khi các NHTW đang dần giảm bớt việc mua vàng do giá đang ở mức đỉnh, các nhà đầu tư lại đang đổ xô vào các quỹ ETF vàng với tốc độ chóng mặt.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, thị trường vàng đang chứng kiến một hiện tượng đáng chú ý: tâm lý "sợ bỏ lỡ" (FOMO) của các nhà đầu tư , tâm lí này thúc đẩy nhu cầu vàng lên mức chưa từng có, bất chấp giá vàng đang ở mức đỉnh lịch sử.
Theo báo cáo mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), lần đầu tiên trong lịch sử, giá trị nhu cầu vàng toàn cầu đã vượt ngưỡng 100 tỷ USD, với khối lượng tăng 5% lên 1,313 tấn.
Đặc biệt, giá vàng đã tăng mạnh 34% trong năm nay và thiết lập mức đỉnh mới là 2,788 USD/ounce vào ngày thứ Tư.
Sự gia tăng mạnh mẽ này được cho là kết quả của nhiều yếu tố. Các cuộc xung đột địa chính trị ở Trung Đông và Ukraine, xu hướng đa dạng hóa tài sản dự trữ của các NHTW để giảm phụ thuộc vào đồng USD, cùng với việc các nền kinh tế phương Tây bắt đầu cắt giảm lãi suất, tất cả đều góp phần thúc đẩy nhu cầu vàng.
Điều đáng chú ý là tổng nhu cầu đầu tư, bao gồm vàng vật chất và quỹ ETF vàng, đã tăng gấp đôi lên 364 triệu tấn trong quý 3, trong đó dòng tiền vào quỹ ETF vàng đạt 94 tấn, đảo ngược hoàn toàn xu hướng bán ròng của 9 quý trước đó.
John Reade, chiến lược gia thị trường tại WGC, đã chỉ ra một xu hướng thú vị: các văn phòng gia đình và nhà đầu tư giàu có đang tăng cường mua vàng do lo ngại về mức nợ chính phủ, đặc biệt là tại Mỹ.
Trong khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường chịu ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông và dễ bị cuốn vào những xu hướng đầu tư ngắn hạn. Ngược lại, các nhà đầu tư lớn lại có một cái nhìn dài hạn hơn, họ xem vàng như một công cụ quản lý rủi ro hiệu quả.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, các NHTW đã giảm lượng mua vàng xuống còn 186 tấn, khoảng 49%, trong quý này - mức đáy trong 2 năm qua, chủ yếu do giá vàng tăng cao.
Thị trường vàng cũng chứng kiến sự suy giảm trong lĩnh vực trang sức, với mức tiêu thụ toàn cầu giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Dù trang sức vàng chiếm tới 40% nhu cầu vàng toàn cầu, mức giá cao kỷ lục hiện nay đang gây áp lực đáng kể lên mảng này.
Tuy nhiên, với việc các nước phương Tây dự kiến tiếp tục cắt giảm lãi suất, triển vọng giá vàng vẫn được đánh giá tích cực, bởi khi lãi suất thấp, chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng - một tài sản không sinh lời - cũng sẽ giảm theo.
Financial Times