Công ty Trung Quốc đi theo Nhật Bản và Hàn Quốc, gấp rút tăng cổ tức và mua lại cổ phiếu
Trần Quốc Khải
Junior Editor
Các công ty niêm yết của Trung Quốc đang gấp rút mua lại cổ phiếu và tăng cổ tức khi họ đáp lại lời kêu gọi của các cơ quan quản lý nhằm nhấn mạnh nỗ lực cải cách ở Nhật Bản và Hàn Quốc, thúc đẩy một sự hồi phục đáng kể.
Dữ liệu chính thức cho thấy các công ty niêm yết ở Trung Quốc đã thanh toán lượng cổ tức bằng tiền mặt kỷ lục trị giá 2.2 nghìn tỷ CNY (300 tỷ USD) cho năm 2023 mặc dù tổng lợi nhuận giảm. Hơn 100 công ty niêm yết lần đầu trả cổ tức cho nhà đầu tư.
Trong khi đó, ngày càng nhiều công ty tung ra các chương trình mua lại cổ phiếu để tránh bị hủy niêm yết hoặc bị xử phạt bằng các hình thức cứng rắn hơn.
Các biện pháp của Trung Quốc nhằm cải thiện lợi nhuận của nhà đầu tư, được công bố vào tháng 3, đã tạo ra sự phục hồi vững chắc trên thị trường chứng khoán - chỉ số CSI300 tăng gần 17% so với mức đáy trong 5 năm của tháng 2.
Việc thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo đã đưa chỉ số Nikkei lên mức cao kỷ lục.
Tuy nhiên, một sự phục hồi giống như Nhật Bản khó có thể xảy ra vì các cuộc cải cách của Trung Quốc đã gặp phải sự hoài nghi từ các nhà quản lý quỹ, những người cho rằng việc giải cứu thị trường cần thiết hơn là cải thiện quản trị doanh nghiệp.
Các công ty do chính phủ điều hành, chiếm khoảng 30% vốn hóa thị trường ở Trung Quốc và Hồng Kông, đang nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, điều này có thể gây ra xung đột lợi ích với các cổ đông ngoài nhà nước.
Tại Nhật Bản, các công ty đã bắt đầu giảm nắm giữ cổ phiếu chiến lược như một phần của cuộc cải cách đang diễn ra theo định hướng thị trường.
Yang Tingwu, nhà quản lý quỹ tại Tongheng Investment, cho biết việc trả lợi nhuận đã gây ấn tượng với các nhà đầu tư, những người “đang kêu gọi cổ tức lớn hơn và mua lại nhiều hơn”.
Tuy nhiên, “các công ty Trung Quốc còn một chặng đường dài phía trước trong việc quản trị doanh nghiệp”, ông nói thêm. Nhà điều hành chứng khoán hàng đầu Trung Quốc Wu Qing đặt ra áp lực với các công ty niêm yết phải quan tâm hơn tới các nhà đầu tư và cải thiện lợi nhuận.
John Pinkel, đối tác của quỹ phòng hộ Indus Capital có trụ sở tại New York, cho biết điều này có phần giống với chương trình cải cách doanh nghiệp của Nhật Bản và chương trình "Value Up" của Hàn Quốc.
"Mẫu số chung của những công ty này: tất cả họ đều có lượng tiền mặt lớn, đang mua lại cổ phiếu hoặc tăng cổ tức và chúng tôi thích mô hình kinh doanh của họ."
Investing