CPI của Trung Quốc có chuỗi giảm dài nhất kể từ năm 2009
Hoàng Thế Vinh
Junior Analyst
Chỉ số CPI của Trung Quốc giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 12, cho thấy nhu cầu trong nước ảm đạm khiến các nhà kinh tế kêu gọi các biện pháp kích thích nhiều hơn.
Cục thống kê quốc gia cho biết hôm thứ Sáu rằng chỉ số CPI của Trung Quốc giảm 0.3%, chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 10/2009. Các nhà kinh tế dự kiến mức giảm 0.4%.
Chỉ số PPI của Trung Quốc giảm 2.7% Yoy. Các nhà kinh tế dự báo mức giảm 2.6%.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải vật lộn với tình trạng giảm phát, một phần do sự sụt giảm bất động sản, niềm tin của người tiêu dùng thấp và xuất khẩu yếu.
Đó là mối lo ngại đối với nền kinh tế vì giá cả giảm dẫn đến doanh thu doanh nghiệp thấp hơn, có khả năng ảnh hưởng đến tiền lương và lợi nhuận. Giảm phát cũng có thể làm tăng gánh nặng nợ và giảm chi tiêu.
Lạm phát cơ bản, loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, là 0.6% trong tháng 12. Tính chung cả năm 2023, chỉ số CPI tăng 0.2%, so với mục tiêu tăng 3%.
“Trung Quốc cần thêm nhiều hành động để phá vỡ chu kỳ giảm phát. Nếu không nó sẽ rơi vào vòng xoáy tiêu cực hơn,” Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng tại Australia & New Zealand Banking Group, cho biết. “Áp lực giảm phát vẫn ở mức cao ở Trung Quốc. Chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp đang giảm giá bán. Công nhân thì cũng bị giảm lương.”
Ông nói thêm rằng PBOC có thể sớm thực hiện các biện pháp nới lỏng, bao gồm cắt giảm lãi suất và giảm lượng tiền mà các ngân hàng phải dự trữ.
USDCNY gần như đi ngang ở mức 7.17. Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Trung Quốc giữ ổn định ở mức 2.5%, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 năm vào đầu tuần này khi các trader đặt cược vào việc PBOC tiếp tục nới lỏng.
Bloomberg