CPI lõi của Mỹ hạ nhiệt lần đầu tiên sau 6 tháng, mang lại dấu hiệu tích cực cho Fed

CPI lõi của Mỹ hạ nhiệt lần đầu tiên sau 6 tháng, mang lại dấu hiệu tích cực cho Fed

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

19:42 15/05/2024

Thước đo lạm phát cơ bản của Mỹ đã hạ nhiệt lần đầu tiên sau sáu tháng, cho thấy áp lực lạm phát đang giảm dần, củng cố quan điểm của Fed rằng cần giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn.

Theo dữ liệu của chính phủ, CPI lõi của Mỹ đã tăng 0.3% so với tháng 3. So với một năm trước, chỉ số này đã tăng 3.6%.

Các nhà kinh tế coi CPI lõi là một chỉ báo tốt hơn về lạm phát cơ bản so với chỉ số CPI tổng thể. Số liệu của Cục Thống kê Lao động cho thấy, CPI tổng thể đã tăng 0.3% so với tháng trước và 3.4% so với một năm trước. BLS cho biết trong báo cáo rằng giá thuê nhà và nhiên liệu chiếm hơn 70% mức tăng của CPI.

CPI lõi của Mỹ hạ nhiệt lần đầu tiên sau 6 tháng

Mặc dù số liệu này có thể mang lại cho Fed thêm hy vọng rằng lạm phát đang tiếp tục giảm, họ vẫn sẽ muốn xem thêm nhiều dữ liệu hơn nhằm có được đủ niềm tin để bắt đầu cắt giảm lãi suất. Chủ tịch Jerome Powell cho biết Fed sẽ cần kiên nhẫn và để chính sách thắt chặt phát huy tác dụng, một số nhà hoạch định chính sách kỳ vọng Fed sẽ không cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Lợi suất TPCP Mỹ giảm, hợp đồng tương lai S&P 500 tăng và USD suy yếu sau dữ liệu này. Các trader đã nhanh chóng tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 lên khoảng 60%.

Fed đang cố gắng kiềm chế lạm phát bằng cách làm suy yếu nhu cầu trên toàn nền kinh tế. Dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ trì trệ trong tháng 4, cho thấy lãi suất cao và nợ gia tăng đang khuyến khích người tiêu dùng thận trọng hơn. Thu nhập thực tế hàng năm của Mỹ cũng đang tăng với tốc độ chậm nhất trong gần một năm.

Ngoài giá thuê nhà, mức tăng của CPI còn được thúc đẩy bởi các dịch vụ như bảo hiểm ô tô và chăm sóc y tế. Giá hàng may mặc tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2020.

Giá nhà đã tăng 0.4% trong tháng thứ ba. Giá thuê tương đương của chủ sở hữu tăng với mức tương tự. Giá nhà ở tăng cao là lý do chính khiến lạm phát không chỉ ở Mỹ mà còn ở nhiều nền kinh tế phát triển khác không chịu giảm.

Giá dịch vụ lõi cũng tăng 0.4% so với tháng 3, tốc độ yếu nhất trong năm nay. Chỉ số PCE, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, không đặt nặng vấn đề nơi ở như chỉ số CPI. Đó là một phần lý do tại sao PCE đang có xu hướng tiến gần hơn đến mục tiêu 2% của Fed.

PPI của Mỹ trong tháng 4 đã tăng nhiều hơn dự kiến, nhưng các danh mục chính được đưa vào PCE lại không biến động mạnh. Các nhà kinh tế cũng đã kỳ vọng PCE sẽ hạ nhiệt khi dữ liệu tháng 4 được công bố vào cuối tháng này.

Không giống như dịch vụ, giá hàng hóa giảm liên tục trong hầu hết năm qua đã mang lại sự nhẹ nhõm cho người tiêu dùng. Giá hàng hóa cốt lõi, không bao gồm các mặt hàng thực phẩm và năng lượng, giảm nhẹ do giá phương tiện giao thông giảm.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sắc xanh ngành công nghệ đưa S&P 500 và Nasdaq chinh phục đỉnh lịch sử!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sắc xanh ngành công nghệ đưa S&P 500 và Nasdaq chinh phục đỉnh lịch sử!

Chỉ số Nasdaq và S&P 500 lập đỉnh đóng cửa mới vào phiên giao dịch thứ Hai, được hậu thuẫn bởi đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu ngành công nghệ sau thành quả ấn tượng trong tháng 11. Thị trường đang chờ đợi loạt dữ liệu kinh tế tuần này, đặc biệt là báo cáo việc làm phi nông nghiệp vào thứ Sáu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2025 phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 8%
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2025 phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 8%

Tại Hội nghị toàn quốc được tổ chức sáng ngày 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển KTXH năm 2025, nhấn mạnh ưu tiên và làm mới các động lực tăng trưởng, để phấn đấu GDP năm 2025 đạt 8%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ