CPI Mỹ vẫn đạt kỳ vọng mặc dù dữ liệu hàng tháng tăng

CPI Mỹ vẫn đạt kỳ vọng mặc dù dữ liệu hàng tháng tăng

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

21:09 12/12/2023

Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ hôm nay công bố CPI toàn phần của Mỹ tháng 11 đã giảm xuống 3.1%, phù hợp với ước tính trong khi CPI lõi vẫn ổn định ở mức 4%yoy.

Số liệu lạm phát toàn phần đạt mức thấp nhât trong 5 tháng và tiếp tục xu hướng giảm gần đây, Mối lo ngại nhỏ và củng cố cho quan điểm diều hâu của Fed là tăng của số liệu tháng, khi CPI lõi đạt mức 0.3%.

Chi phí năng lượng giảm 5.4% (tháng 10 giảm 4.5%), trong đó xăng giảm 8.9%, dịch vụ khí đốt tiện ích (qua đường ống) giảm 10.4% và dầu nhiên liệu giảm 24.8%. Chỉ số lương thực tăng 0.2% trong tháng 11, sau khi tăng 0.3% trong tháng 10. Chỉ số thực phẩm tại nhà tăng 0.1% mom và chỉ số thực phẩm xa nhà tăng 0.4%.

Chỉ số cho tất cả các mặt hàng trừ thực phẩm và năng lượng tăng 0.3% trong tháng 11, sau khi tăng 0.2% trong tháng 10. Cấc chi số tăng trong tháng 11 bao gồm tiền thuê nhà, tiền thuê tương đương của chủ sở hữu, chăm sóc y tế và bảo hiểm xe cơ giới. Các chỉ số về may mặc, đồ đạc và hoạt động gia đình, thông tin liên lạc và giải trí nằm trong số những chỉ số giảm trong tháng.

Nguồn: Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, CarbonFinance

CUỘC HỌP FOMC VÀ NHỮNG ĐIỀU PHÍA TRƯỚC

Dữ liệu được công bố ngày hôm nay dường như không có tác động đáng kể đến quyết định của Fed vào ngày mai. Dữ liệu phần lớn phù hợp với kỳ vọng, lạm phát cơ bản tăng nhẹ có thể khiến Fed đẩy lùi câu chuyện cắt giảm lãi suất vào năm 2024. Các giao dịch hoán đổi của Fed sau sau dữ liệu cho thấy kỳ vọng cao hơn về việc cắt giảm lãi suất trong khi các HĐTL cũng cho kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào tháng 3 năm 2024. Do Fed dự kiến ​​sẽ giữ nguyên lãi suất giống như ECB, nên trọng tâm sẽ là các nhận xét của Chủ tịch Powell và các thay đối với triển vọng kinh tế.

Thị trường sẽ theo dõi sát sao để biết liệu có bất kỳ phản hồi nào từ Fed về kỳ vọng cắt giảm lãi suất được đưa ra hay không. Sự chênh lệch kỳ vọng của Fed và thị trường có thể thúc đẩy đồng USD và khẩu vị rủi ro sau cuộc họp FOMC.

PHẢN ỨNG THỊ TRƯỜNG

BIỂU ĐỒ NGÀY DXY

Phản ứng ban đầu của thị trường là sự sụt giảm của DXY và sự gia tăng của các tài sản rủi ro khi thị trường định giá việc cắt giảm lãi suất ngay từ tháng 3/2024. Tuy nhiên, sau dữ liệu CPI lõi hôm nay đã giúp USD lấy lại sức mạnh và các tài sản rủi ro sẽ thoái lui phần nào.

DXY hiện vẫn nằm trong phạm vi giữa các MA20 và MA200 ngày, giá vượt qua MA100 ngày có thể nhắm tới mức 104.30 - 104.50. Cuộc họp FOMC ngày mai có thể cung cấp chất xúc tác, tuy nhiên điều này sẽ phụ thuộc vào quan điểm và các dự báo cập nhật của Fed cũng như sự chênh lệch so với kỳ vọng của thị trường hiện tại về việc cắt giảm lãi suất vào năm 2024.

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định XAG/USD: Giá Bạc đang mắc kẹt dưới ngưỡng kháng cự mạnh 30.00 USD
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Nhận định XAG/USD: Giá Bạc đang mắc kẹt dưới ngưỡng kháng cự mạnh 30.00 USD

Giá bạc đã có sự phục hồi nhẹ, tăng lên mức 29.60 USD trong phiên Á sáng thứ Hai. Tuy nhiên, xu hướng giảm vẫn còn tiếp diễn do XAG/USD vẫn dao động dưới đường EMA 100 ngày cùng với chỉ số RSI cũng đang cho tín hiệu giảm. Hiện tại, vùng 29.10-29.00 USD được xem là ngưỡng hỗ trợ chính cho kim loại trắng này.
Nhận định AUD/USD: Thị trường lao động Úc hạ nhiệt - Dấu hiệu RBA sắp giảm lãi suất?
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Nhận định AUD/USD: Thị trường lao động Úc hạ nhiệt - Dấu hiệu RBA sắp giảm lãi suất?

AUD/USD đang chịu áp lực giảm do kỳ vọng về việc hạ lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) vào tháng 2/2025, trong khi triển vọng kinh tế Trung Quốc và chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ sẽ là các yếu tố quan trọng định hình xu hướng của cặp tiền này trong thời gian tới.
Nhận định USD/JPY: BoJ và bài toán khó - Chờ đợi shunto hay mạo hiểm tăng lãi suất vào tháng 1?
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Nhận định USD/JPY: BoJ và bài toán khó - Chờ đợi shunto hay mạo hiểm tăng lãi suất vào tháng 1?

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda đang cân nhắc thời điểm tăng lãi suất, có thể từ tháng 3/2025, trong khi theo dõi chặt chẽ diễn biến tỷ giá USD/JPY để tránh việc đồng Yên suy yếu hơn nữa, đồng thời chờ đợi kết quả đàm phán lương mùa xuân và đánh giá tác động từ chính sách của chính quyền Trump.
EUR/USD lao đao khi Fed giữ vững lập trường "hawkish"
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

EUR/USD lao đao khi Fed giữ vững lập trường "hawkish"

EUR/USD giữ vững ngưỡng hỗ trợ gần 1.0340, nhưng quan điểm thắt chặt của Fed tiếp tục gây áp lực lên cặp tiền tệ trong dài hạn. Nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát PCE của Mỹ để có thêm thông tin mới về triển vọng lãi suất. Ông Patsalides của ECB phản đối khả năng cắt giảm lãi suất mạnh và ủng hộ nới lỏng chính sách từ từ.
Phe mua Yên dè dặt dù dữ liệu CPI Nhật Bản vượt kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Phe mua Yên dè dặt dù dữ liệu CPI Nhật Bản vượt kỳ vọng

Đồng Yên Nhật tiếp tục diễn biến tiêu cực sau quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), giảm xuống mức đáy 5 tháng. Quan điểm thắt chặt của Fed đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ duy trì ở vùng cao, tạo áp lực lên JPY. Tuy nhiên, số liệu CPI Nhật Bản vượt kỳ vọng tiếp tục duy trì kỳ vọng BoJ có thể nâng lãi suất trong năm 2025.
Nhận định NZD/USD: Chuỗi ngày u ám kéo dài, tỷ giá rơi xuống 0.5630
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Nhận định NZD/USD: Chuỗi ngày u ám kéo dài, tỷ giá rơi xuống 0.5630

NZD/USD đã ổn định gần mức 0.5624 vào phiên Á ngày thứ sau, sau khi sụt giảm chạm mức thấp nhất trong nhiều năm vào phiên trước đó. Cặp tiền tệ vẫn duy trì dưới SMA 20 ngày, củng cố xu hướng giảm kéo dài. Hơn nữa, các chỉ báo kỹ thuật cũng củng cố đà giảm của cặp tiền này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ