Cú shock đầu tiên của kỷ nguyên năng lượng sạch

Cú shock đầu tiên của kỷ nguyên năng lượng sạch

13:53 15/10/2021

Vào tháng tới, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ nhóm họp tại hội nghị thượng đỉnh Cop26, họ muốn đặt ra một lộ trình đưa lượng khí thải carbon trên toàn cầu xuống mức 0 vào năm 2050. Trong khi đó, cú shock năng lượng đầu tiên của kỷ nguyên xanh đang mở ra trước mắt họ. Kể từ tháng 5, giá dầu, than và khí đốt đã tăng 95%.

Anh quốc, nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh, đã mở lại các nhà máy nhiệt điện than, giá xăng của Mỹ đã chạm mức 3 USD/gallon, sự cố mất điện đã nhấn chìm Trung Quốc và Ấn Độ, và Vladimir Putin vừa nhắc nhở châu Âu rằng nguồn cung cấp nhiên liệu của họ phụ thuộc vào thiện chí của Nga.

Sự hoảng loạn là một lời nhắc nhở rằng cuộc sống hiện đại cần một nguồn năng lượng dồi dào: nếu không có nó, các hóa đơn không thể chi trả, nhà cửa đóng băng và các doanh nghiệp bị đình trệ. Sự hoảng loạn cũng bộc lộ những vấn đề sâu sắc hơn khi thế giới chuyển sang một hệ thống năng lượng sạch: đầu tư thiếu sót vào năng lượng tái tạo và một số nhiên liệu hóa thạch, rủi ro địa chính trị gia tăng và nguồn dự phòng mỏng manh trên thị trường điện. Nếu không có những cải cách nhanh chóng, sẽ có thêm nhiều cuộc khủng hoảng năng lượng và có lẽ cuối cùng sẽ là một cuộc nổi dậy chống lại các chính sách khí hậu.

Sự thiếu hụt này sẽ rất vô lý nếu nó xảy ra vào năm 2020, khi nhu cầu toàn cầu giảm 5%, mức giảm cao nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, dẫn đến việc cắt giảm chi phí trong ngành năng lượng. Nhưng khi nền kinh tế thế giới vực dậy trở lại, nhu cầu tăng lên bất chấp các nguồn dự trữ đã xuống thấp một cách nguy hiểm. Tồn kho dầu chỉ ở mức 94% so với thông thường, dự trữ khí đốt của châu Âu là 86%, than của Ấn Độ và Trung Quốc dưới 50%.

Một số thị trường dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc và tính chất không liên tục của một số loại điện tái tạo. Danh sách các nguyên nhân gây gián đoạn bao gồm bảo trì định kỳ, tai nạn, quá ít gió ở châu Âu, hạn hán cắt giảm sản lượng thủy điện của Mỹ Latinh, lũ lụt ở châu Á cản trở việc cung cấp than. Thế giới vẫn có thể thoát khỏi một cuộc suy thoái năng lượng nghiêm trọng: các trục trặc có thể được giải quyết, Nga và opec có thể miễn cưỡng thúc đẩy sản xuất dầu và khí đốt. Tuy nhiên, ở mức tối thiểu, cái giá phải trả sẽ là lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn.

Có ba vấn đề lớn. Thứ nhất, quy mô đầu tư vào năng lượng chỉ đang ở một nửa mức cần thiết để đáp ứng tham vọng đưa khí thải về 0 vào năm 2050. Chi tiêu cho năng lượng tái tạo cần tăng lên. Và cung và cầu của nhiên liệu hóa thạch bẩn cần phải được cắt giảm song song, không tạo ra sự chênh lệch nguy hiểm. Nhiên liệu hóa thạch đáp ứng 83% nhu cầu năng lượng sơ cấp và nhu cầu này giảm dần về 0. Đồng thời, than và dầu phải chuyển dần sang khí đốt, vốn có lượng phát thải ít hơn một nửa. Nhưng các mối đe dọa pháp lý, áp lực của nhà đầu tư và nỗi sợ hãi về các quy định đã khiến quy mô đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch giảm 40% kể từ năm 2015.

Vấn đề thứ hai là địa chính trị, khi các nước dân chủ giàu có từ bỏ sản xuất nhiên liệu hóa thạch và chuyển nguồn cung sang các nước theo chế độ chuyên quyền (bao gồm cả nước Nga dưới thời ông Putin) với ít vướng mắc hơn và chi phí thấp hơn. Tỷ trọng sản lượng dầu từ opec với Nga có thể tăng từ 46% hiện nay lên 50% hoặc hơn vào năm 2030. Nga là nguồn cung cấp 41% lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu, và nguồn cùng này sẽ còn tăng lên khi mở đường ống Nord Stream 2 và phát triển thị trường ở châu Á. Rủi ro luôn hiện hữu là nước này cắt giảm nguồn cung.

Vấn đề cuối cùng là thiết kế thiếu sót của thị trường năng lượng. Việc bãi bỏ quy định kể từ những năm 1990 đã chứng kiến ​​nhiều quốc gia chuyển từ các ngành công nghiệp năng lượng tồi tàn do nhà nước quản lý sang các hệ thống mở, trong đó giá điện và khí đốt do thị trường thiết lập. Tuy nhiên, những nhà cung cấp này đang phải vật lộn để đối phó với thực tế mới là sản lượng nhiên liệu hóa thạch giảm, và tỷ trọng năng lượng mặt trời và năng lượng gió (có đặc tính không liên tục) ngày càng tăng. Cũng giống như Lehman Brothers dựa vào những khoản vay qua đêm, một số công ty năng lượng duy trì nguồn cung cho các hộ gia đình và doanh nghiệp thông qua những thị trường giao ngay không đáng tin cậy.

Điều nguy hiểm là cú sốc hiện nay sẽ làm chậm lại tốc độ thay đổi sang năng lượng sạch. Thủ tướng Trung Quốc cho biết quá trình chuyển đổi năng lượng phải "ổn định và có nhịp độ tốt", một ẩn dụ rằng Trung Quốc sẽ sử dụng than đá lâu hơn. Dư luận ở phương Tây, bao gồm cả Mỹ, ủng hộ năng lượng sạch, nhưng có thể sẽ thay đổi khi giá cả tăng cao.

Các chính phủ cần thiết kế lại thị trường năng lượng. Các nguồn dự phòng lớn hơn phải hấp thụ sự thiếu hụt và đối phó với sự cố gián đoạn của nguồn điện tái tạo. Các nhà cung cấp năng lượng nên dự trữ nhiều hơn. Chính phủ có thể mời các công ty đấu thầu các hợp đồng cung cấp năng lượng dự phòng. Phần lớn trữ lượng sẽ ở dạng khí nhưng cuối cùng công nghệ pin và hydro có thể tiếp quản. Nhiều nhà máy hạt nhân hơn, thu giữ và lưu trữ carbon dioxide, hoặc cả hai, là yếu tố quan trọng để cung cấp nguồn điện cơ bản, đáng tin cậy.

Nguồn cung đa dạng hơn có thể làm suy yếu sự kìm kẹp của các tập đoàn dầu khí chuyên chế từ Nga. Theo thời gian, nó sẽ đòi hỏi hoạt động thương mại toàn cầu về điện nhiều hơn,  để các quốc gia xa xôi đầy gió hoặc nắng có nguồn điện tái tạo dự phòng có thể xuất khẩu. Ngày nay, chỉ có 4% lượng điện ở các nước giàu được giao dịch qua biên giới, so với 24% lượng khí đốt toàn cầu và 46% lượng dầu mỏ. Xây dựng lưới điện dưới biển là một phần của câu trả lời và việc chuyển đổi năng lượng sạch thành hydro và vận chuyển trên tàu cũng có thể hữu ích.

Tất cả điều này sẽ đòi hỏi chi tiêu vốn cho năng lượng nâng lên gấp đôi, từ 4 tới 5 nghìn tỷ đô la một năm. Tuy nhiên, trên quan điểm của các nhà đầu tư, chính sách hiện nay vẫn đang nhiều câu hỏi. Nhiều quốc gia cam kết đưa lượng khí thải về 0, nhưng không có kế hoạch làm thế nào để đạt được điều đó, và vẫn chưa truyền thông rõ cho người dân rằng các hóa đơn và thuế cần phải tăng. Các rào cản về quy định và pháp lý khiến việc đầu tư vào các dự án nhiên liệu hóa thạch trở nên quá rủi ro. Cách chính sách trợ giá năng lượng hoạt động hiện nay, cùng với các quy định pháp lý khiến việc đầu tư vào năng lượng hóa thách trở lên quá rủi ro. Thông điệp từ cú sốc hiện nay là các nhà lãnh đạo tại hội nghị Cop26 phải vượt ra ngoài các cam kết, lên kế hoạch rõ ràng cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch. Sẽ còn nhiều việc phải làm hơn nữa nếu họ vẫn đang họp dưới ánh sáng của những chiếc đèn chạy bằng năng lượng than như hiện nay.

Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

"Người bạn Mỹ xa xôi" hay "Người láng giềng châu Âu", dù lựa chọn điều gì thì sự hy sinh của Vương quốc Anh là điều không thể tránh khỏi
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Người bạn Mỹ xa xôi" hay "Người láng giềng châu Âu", dù lựa chọn điều gì thì sự hy sinh của Vương quốc Anh là điều không thể tránh khỏi

Một trong những lợi ích được hứa hẹn khi rời khỏi EU là Vương quốc Anh sẽ có thể tự mình định hướng con đường phát triển toàn cầu. Tuy nhiên, với việc Donald Trump tái đắc cử, việc định hình một hướng đi độc lập trở nên phức tạp hơn.
Pháp cần ổn định chính trị để giải quyết thâm hụt ngân sách
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Pháp cần ổn định chính trị để giải quyết thâm hụt ngân sách

Pierre Moscovici, người đứng đầu cơ quan kiểm toán Pháp, cảnh báo về sự cần thiết của ổn định chính trị để giảm thâm hụt ngân sách và nợ công. Ông phản đối việc tổ chức bầu cử tổng thống sớm, nhấn mạnh rằng điều này sẽ gây bất ổn cho đất nước trong bối cảnh chính phủ đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ quốc hội.
Vàng tăng vọt do lo ngại về chiến tranh ở Ukraine, cổ phiếu công nghệ phục hồi
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Vàng tăng vọt do lo ngại về chiến tranh ở Ukraine, cổ phiếu công nghệ phục hồi

Giá vàng có vẻ sẽ đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn 13 tháng vào thứ Sáu khi căng thẳng địa chính trị leo thang thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn, trong khi sự phục hồi của công nghệ đã đẩy cổ phiếu châu Á tăng cao hơn sau khi lo ngại về tăng trưởng doanh số của Nvidia giảm bớt.
Vladimir Putin leo thang căng thẳng với thử nghiệm tên lửa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Vladimir Putin leo thang căng thẳng với thử nghiệm tên lửa

Nga vừa phóng tên lửa chiến lược RS-26 nhằm vào Ukraine, đánh dấu bước leo thang đáng chú ý nhưng mang tính thăm dò và có thể đảo ngược. Cuộc tấn công không chỉ gửi thông điệp mạnh mẽ tới phương Tây mà còn hé lộ những tính toán nhằm tránh làm mất lòng các đồng minh và duy trì ổn định nội bộ.
Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Thị trường vàng đang chứng kiến đà tăng ấn tượng, hướng đến tuần giao dịch tốt nhất trong năm vào ngày thứ Sáu. Sự bứt phá này đến từ việc các nhà đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn khi căng thẳng Nga-Ukraine ngày càng leo thang, đồng thời họ cũng đang theo dõi sát sao khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall

Cổ phiếu châu Á và vàng tăng mạnh sau khi Phố Wall phục hồi, nhờ vào sự lạc quan về triển vọng của Nvidia và kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ của Tổng thống đắc cử Trump. Đồng thời, căng thẳng địa chính trị và vụ kiện chống lại Gautam Adani cũng khiến giá dầu và vàng tiếp tục tăng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ