Cú sốc ba mặt đối với nền kinh tế châu Âu

Cú sốc ba mặt đối với nền kinh tế châu Âu

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

18:38 03/04/2024

Sau khủng hoảng năng lượng, châu Âu phải đối mặt với làn sóng hàng hóa nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và mối đe dọa về thuế quan của ông Trump.

Châu Âu ngày nay dường như đang trì trệ dù xét theo bất kỳ tiêu chuẩn nào. Bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng khoảng năng lượng sau chiến tranh giữa Ukraine – Nga vào năm 2022, nền kinh tế của Liên minh châu Âu chỉ tăng trưởng 4% trong thập kỷ này, thấp hơn so với mức 8% ở Mỹ. Kể từ cuối năm 2022, kinh tế châu Âu và nước Anh gần như không tăng trưởng. Tiếp đó, châu Âu phải đối mặt với làn sóng hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, điều này mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nhưng lại gây tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất. Trong vòng một năm nữa, Donald Trump có thể trở lại Nhà Trắng và hứa hẹn sẽ áp thuế quan cao ngất ngưởng đối với hàng hóa xuất khẩu của châu Âu.

Bối cảnh hiện nay của châu Âu rất ảm đạm. Châu lục này cần sự tăng trưởng mạnh mẽ để có thêm kinh phí tài trợ cho việc chi tiêu quốc phòng và để đáp ứng các mục tiêu về năng lượng xanh của châu Âu. Cử tri của họ ngày càng thất vọng và có khả năng sẽ ủng hộ đảng đối lập với đảng đang nắm quyền hiện tại. Nền kinh tế đang gặp những khó khăn như dân số già đi, cơ quan quản lý kiểm soát quá mức và trở ngại trong việc tích hợp thị trường các nước trong liên minh.

Mặc dù những áp lực mà châu Âu đang phải đối mặt đều có nguồn gốc từ bên ngoài nhưng sai lầm từ chính sách của quan chức có thể khiến thiệt hại trở nên trầm trọng hơn.

Tin tốt là cuộc khủng hoảng năng lượng đã vượt qua thời điểm tồi tệ nhất: giá năng lượng đã giảm mạnh so với mức đỉnh. Tuy nhiên, những vấn đề khác chỉ mới bắt đầu. Đối mặt với tình trạng giảm phát chậm lại, chính phủ Trung Quốc nên kích thích chi tiêu hộ gia đình tạo ra nguồn cầu nội địa mạnh mẽ giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chủ tịch Tập Cận Bình lựa chọn sử dụng các khoản trợ cấp để tăng cường sản xuất trong nước, vốn đã chiếm 1/3 sản lượng hàng hóa toàn cầu. Nền kinh tế Trung Quốc đang dựa vào người tiêu dùng nước ngoài để duy trì sự tăng trưởng.

Trung Quốc đang tập trung vào năng lượng xanh đặc biệt là xe điện, dự kiến có thể chiếm 1/3 thị phần toàn cầu vào năm 2030. Điều này sẽ chấm dứt sự thống trị của một số nhà sản xuất tại châu Âu như Volkswagen và Stellantis. Từ tua-bin gió đến thiết bị đường sắt, các nhà sản xuất châu Âu đang lo ngại về sự cạnh tranh gia tăng từ các công ty ở châu Á đặc biệt là Trung Quốc.

Các công ty châu Âu có thể phải đối mặt với những thách thức và biến động trong quan hệ thương mại với Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Khi còn đương chức, chính sách của Trump về thuế quan đối với thép, nhôm và sản phẩm nhập khẩu từ EU đã gây ra một cuộc chiến thương mại, trong đó EU phản ứng bằng cách áp đặt thuế quan đối với một số sản phẩm từ Mỹ như mô tô và whisky. Cuộc chiến thương mại này chỉ tạm dừng dưới thời Tổng thống Joe Biden, khi đạt được một thỏa thuận tạm thời vào năm 2021. Hiện tại, ông Trump đang đe dọa áp thuế quan 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu.

Sự quay trở lại của Trump có thể đe dọa phá vỡ thỏa thuận tạm thời này và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà xuất khẩu EU, vốn có doanh thu 500 tỷ euro (540 tỷ USD) tại Mỹ vào năm 2023. Ông Trump bị ám ảnh bởi cán cân thương mại song phương, nghĩa là 20/27 thành viên EU sẽ là mục tiêu trong chiến lược thương mại của ông do các nước này đang xuất khẩu nhiều hàng hóa vào Mỹ hơn so với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Nhóm cố vấn của Trump đang không hài lòng với các khoản thuế sản phẩm kỹ thuật số, thuế biên giới carbon và thuế giá trị gia tăng tại châu Âu.

Châu Âu nên làm gì?

Trong quá khứ, ngân hàng trung ương châu Âu đã mắc phải sai lầm khi duy trì chính sách siêu thắt chặt vào thời điểm nền kinh tế dễ tổn thương. Những năm gần đây, ngân hàng đã chống lại lạm phát bằng cách tăng lãi suất. Nhưng trái ngược với việc chi tiêu mạnh mẽ của Mỹ, chính phủ châu Âu đang đưa ngân sách của họ vào trạng thái cân bằng tốt hơn. Điều này hỗ trợ giảm áp lực lên nền kinh tế, trong khi hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc sẽ trực tiếp làm giảm lạm phát. Điều này cho phép các ngân hàng trung ương châu Âu có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Việc đối phó với các tác động từ bên ngoài sẽ dễ dàng hơn khi các ngân hàng trung ương giữ nền kinh tế tránh khỏi suy thoái.

Một sai lầm khác là sao chép chính sách bảo hộ của Mỹ và Trung Quốc bằng cách tung ra những khoản trợ cấp lớn cho các ngành công nghiệp được ưu chuộng. Cuộc chiến trợ cấp là cuộc đua không có người thắng và lãng phí nguồn tài nguyên khan hiếm tại châu Âu. Những khó khăn kinh tế gần đây của Trung Quốc cho thấy nhược điểm của chính sách bảo trợ quá mức của chính phủ. Chính sách công nghiệp tại Mỹ cũng không làm hài lòng các cử tri như ông Biden mong đợi và thuế quan đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Ngược lại, thương mại làm cho nền kinh tế giàu hơn ngay cả khi các đối tác thương mại của họ theo chủ nghĩa bảo hộ. Sự bùng nổ sản xuất ở Mỹ là cơ hội cho các nhà sản xuất châu Âu cung cấp linh kiện phụ tùng. Hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc sẽ giúp quá trình chuyển đổi năng lượng xanh trở nên dễ dàng hơn và mang lại sự trợ giúp cho người tiêu dùng vốn đang chịu áp lực trong cuộc khủng hoảng năng lượng. Các biện pháp trừng phạt thương mại được xem xét cẩn trọng và nhắm đến mục tiêu cụ thể là quốc gia theo chính sách bảo hộ như Mỹ - Trung Quốc với hy vọng nhằm ngăn chặn các hành động làm xáo trộn thêm dòng chảy thương mại toàn cầu.

Thay vào đó, châu Âu nên xây dựng chính sách kinh tế riêng phù hợp với thời điểm hiện tại. Khi Mỹ rót ngân sách vào ngành công nghiệp, châu Âu nên chi tiêu vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, nghiên cứu và phát triển. Châu Âu nên học hỏi từ cách mà các công ty sản xuất Trung Quốc đã tận dụng lợi thế từ thị trường nội địa lớn của mình để phát triển và mở rộng. Thay vì sao chép chính sách can thiệp kinh tế của Trung Quốc, châu Âu nên chú trọng vào việc tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và đổi mới chính sách. Châu Âu cần tích hợp thị trường dịch vụ, cải cách quy định và thống nhất thị trường vốn bao gồm cả các thị trường ở London. Các nhà ngoại giao châu Âu nên mở rộng ký kết các thỏa thuận thương mại bất chấp sự phản đối từ một nhóm lợi ích nhỏ như tình hình đang diễn ra gần đây. Việc kết nối mạng lưới điện trên khắp châu Âu sẽ làm cho nền kinh tế phục hồi tốt hơn trước các cú sốc năng lượng và tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi sử dụng năng lượng xanh

Thị trường thương mại mở cửa có khả năng thúc đẩy tăng trưởng của châu Âu khi kinh tế thế giới thay đổi. Khi các khó khăn ập đến, các nhà hoạch định chính sách phải giữ vững lập trường về các chính sách của họ.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

"Người bạn Mỹ xa xôi" hay "Người láng giềng châu Âu", dù lựa chọn điều gì thì sự hy sinh của Vương quốc Anh là điều không thể tránh khỏi
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Người bạn Mỹ xa xôi" hay "Người láng giềng châu Âu", dù lựa chọn điều gì thì sự hy sinh của Vương quốc Anh là điều không thể tránh khỏi

Một trong những lợi ích được hứa hẹn khi rời khỏi EU là Vương quốc Anh sẽ có thể tự mình định hướng con đường phát triển toàn cầu. Tuy nhiên, với việc Donald Trump tái đắc cử, việc định hình một hướng đi độc lập trở nên phức tạp hơn.
Pháp cần ổn định chính trị để giải quyết thâm hụt ngân sách
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Pháp cần ổn định chính trị để giải quyết thâm hụt ngân sách

Pierre Moscovici, người đứng đầu cơ quan kiểm toán Pháp, cảnh báo về sự cần thiết của ổn định chính trị để giảm thâm hụt ngân sách và nợ công. Ông phản đối việc tổ chức bầu cử tổng thống sớm, nhấn mạnh rằng điều này sẽ gây bất ổn cho đất nước trong bối cảnh chính phủ đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ quốc hội.
Vàng tăng vọt do lo ngại về chiến tranh ở Ukraine, cổ phiếu công nghệ phục hồi
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Vàng tăng vọt do lo ngại về chiến tranh ở Ukraine, cổ phiếu công nghệ phục hồi

Giá vàng có vẻ sẽ đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn 13 tháng vào thứ Sáu khi căng thẳng địa chính trị leo thang thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn, trong khi sự phục hồi của công nghệ đã đẩy cổ phiếu châu Á tăng cao hơn sau khi lo ngại về tăng trưởng doanh số của Nvidia giảm bớt.
Vladimir Putin leo thang căng thẳng với thử nghiệm tên lửa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Vladimir Putin leo thang căng thẳng với thử nghiệm tên lửa

Nga vừa phóng tên lửa chiến lược RS-26 nhằm vào Ukraine, đánh dấu bước leo thang đáng chú ý nhưng mang tính thăm dò và có thể đảo ngược. Cuộc tấn công không chỉ gửi thông điệp mạnh mẽ tới phương Tây mà còn hé lộ những tính toán nhằm tránh làm mất lòng các đồng minh và duy trì ổn định nội bộ.
Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Thị trường vàng đang chứng kiến đà tăng ấn tượng, hướng đến tuần giao dịch tốt nhất trong năm vào ngày thứ Sáu. Sự bứt phá này đến từ việc các nhà đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn khi căng thẳng Nga-Ukraine ngày càng leo thang, đồng thời họ cũng đang theo dõi sát sao khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall

Cổ phiếu châu Á và vàng tăng mạnh sau khi Phố Wall phục hồi, nhờ vào sự lạc quan về triển vọng của Nvidia và kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ của Tổng thống đắc cử Trump. Đồng thời, căng thẳng địa chính trị và vụ kiện chống lại Gautam Adani cũng khiến giá dầu và vàng tiếp tục tăng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ