Cử tri Mỹ cần đường lối chính sách cụ thể từ ứng cử viên tổng thống, chứ không chỉ là “lời hứa suông”?
Trần Quốc Khải
Junior Editor
Để một nền cộng hòa dân chủ hoạt động, các chiến dịch cũng phải có hậu quả. Quyền lực mà người dân trao cho quan chức được bầu là quyền quản lý theo đúng kỳ vọng đặt ra tại thời điểm bầu cử và sự hiểu biết của quan chức về mong muốn của người dân. Hiện tại, các ứng cử viên của cuộc bầu cử tổng thống đang cố gắng đảo ngược logic này.
Trong hệ thống chính trị Mỹ, cuộc bầu cử tổng thống là một khoảnh khắc hiếm hoi diễn ra mỗi bốn năm khi sự chú ý của quốc gia hướng về những cuộc tranh luận chính sách nổi bật và các chính trị gia hàng đầu phải xác định lập trường mà họ tin rằng cử tri sẽ ủng hộ. Để thấu hiểu những mong muốn của cử tri, các cuộc thăm dò là một chỉ báo tốt, nhưng sự lựa chọn của các ứng cử viên tham gia bầu cử mới là điều có sức nặng hơn, thể hiện điều gì cần thiết và các giới hạn của điều ấy.
Hãy nhìn vào Kamala Harris. Tất cả chiến dịch tranh cử tổng thống khác trong lịch sử hiện đại của Mỹ đều háo hức tìm kiếm sự chú ý đối với các đề xuất của họ và giới thiệu ứng cử viên của họ với quốc gia. Các ứng cử viên trước đây luôn tin rằng mình là người phát ngôn hiệu quả và có những ý tưởng đáng để thúc đẩy. Sự chú ý đã tạo cơ hội để thuyết phục cử tri và đặt nền tảng cho những gì có thể đạt được khi nhậm chức. Harris đã đưa ra rất ít chi tiết về chính sách và chỉ có một cuộc phỏng vấn với phương tiện truyền thông, trong đó bà đã đưa ra lựa chọn phó tổng thống của mình.
Bà dường như nghĩ rằng nếu cử tri hiểu những gì bà sẽ làm với tư cách là tổng thống, họ sẽ giảm sự ủng hộ đối với bà. Dưới áp lực phải giải quyết chi phí sinh hoạt tăng vọt dưới thời Biden, chiến dịch của bà đã cố gắng đưa ra một đề xuất mạnh mẽ về vấn đề tăng giá, nhưng sau khi không được đón nhận, đề xuất đã được rút lại.
Các đồng minh thậm chí không thể thống nhất về kế hoạch. Jerusalem Demsas, một cựu thành viên trong chiến dịch năm 2019 của Harris, đã hỏi trên tờ The Atlantic: "Kế hoạch của Harris là cấp tiến, ôn hòa hay là gì khác? Nhận thức của Đảng Dân chủ về điều này dường như liên quan nhiều hơn đến sở thích cá nhân của họ hơn là bất kỳ điều gì khách quan".
Harris cũng đã cố gắng đảo ngược lập trường của mình về việc khai thác. Năm 2019, bà phát biểu: "Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi ủng hộ lệnh cấm". Nhưng trong cuộc phỏng vấn đầu tiên, bà tuyên bố vào năm 2020 rằng bà sẽ không cấm việc khai thác. Điều này hóa ra là không đúng sự thật. Bà chỉ nói rằng tổng thống Joe Biden sẽ không làm như vậy. Bất kể bà nói gì bây giờ, nếu được bầu, bà có vẻ sẽ sử dụng các chính sách để hạn chế sản xuất nhiên liệu hóa thạch.
Điều vô lý nhất là bà đã cố gắng đảo ngược lập trường của mình về việc phi hình sự hóa vấn nạn vượt biên. Tuy nhiên, tuần trước, bà đã phát biểu rằng phải có hậu quả đối với những người cố gắng vượt biên bất hợp pháp, mặc dù 3 năm trong chính quyền, bà không áp đặt bất cứ lệnh trừng phạt nào.
Cựu tổng thống Donald Trump cũng có vấn đề của riêng mình. Gần đây nhất, ông tuyên bố rằng ông sẽ thúc đẩy quyền sinh sản của phụ nữ và dường như đã thực hiện một cuộc bỏ phiếu cho vấn đề này ở Florida, sau đó nhanh chóng rút lại dưới áp lực dữ dội.
Ông đã phủ nhận mối liên hệ với chương trình nghị sự “Dự án 2025” của Heritage. Thông điệp ủng hộ người lao động ông đưa ra vào năm 2016 - mà người bạn đồng hành của ông, thượng nghị sĩ JD Vance, đã rất cố gắng để thúc đẩy kể từ đó - dường như không còn thu hút được sự chú ý của ông nữa. Các cố vấn điều hành chương trình chủ yếu “say mê” các ưu tiên của nhà tài trợ như cắt giảm thuế và lao động tạm thời, với một chút gian lận tiền điện tử được thêm vào để “tạo hương vị”.
Trong những trường hợp này, việc Harris đặt cược vào một chiến dịch không có nội dung là điều dễ hiểu. Demsas viết: "Theo nhiều cố vấn chiến dịch và các quan chức Đảng Dân chủ, chiến dịch này nhằm mục đích đưa ra tầm nhìn, thuyết phục cử tri rằng Harris đứng về phía họ và cố gắng giành được 270 phiếu đại cử tri. Tại sao không coi những tháng trước cuộc bầu cử chỉ là phương tiện để đạt được mục đích?”.
Thái độ này xuất phát tự nhiên từ quan niệm của Đảng Dân chủ về Trump rằng ông là mối đe dọa hiện hữu đối với nền dân chủ. Nhưng nền dân chủ là một vòng tuần hoàn. Nếu chấp thuận hậu quả đối với tình trạng nhập cư bất hợp pháp để được bầu, thì ứng cử viên cũng phải sẵn sàng hứng chịu hậu quả trong nhiệm kỳ. Nếu không, thật đáng xấu hổ, người thắng cử sẽ làm suy yếu hệ thống chính phủ đại diện.
Financial Times