Cuộc chiến giá dầu kết thúc với thoả thuận cắt giảm sản lượng lịch sử của OPEC+

Cuộc chiến giá dầu kết thúc với thoả thuận cắt giảm sản lượng lịch sử của OPEC+

01:15 13/04/2020

Các nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới đã đạt được thỏa thuận lịch sử nhằm cắt giảm sản lượng dầu thô và chấm dứt cuộc chiến giá cả tàn khốc.

Sau cuộc đua marathon kéo dài một tuần và bốn ngày hội nghị video của các bộ trưởng chính phủ từ khắp nơi trên thế giới, một thỏa thuận cuối cùng đã xuất hiện để giải quyết tác động của đại dịch toàn cầu lên nhu cầu tiêu thụ dầu.

Các cuộc đàm phán gần như sụp đổ vì sự kháng cự từ Mexico, nhưng đã quay lại từ bờ vực sau việc đàm phán ngoại giao khẩn cấp vào chủ nhật - chỉ ít giờ trước khi thị trường mở cửa.

OPEC+ sẽ cắt giảm 9,7 triệu thùng mỗi ngày - thấp hơn kế hoạch ban đầu là 10 triệu thùng. Mexico dường như đã giành được một chiến thắng ngoại giao vì họ sẽ chỉ bị yêu cầu cắt giảm 100.000 thùng - ít hơn so với tỷ lệ thị phần về sản lượng.

Với việc virus làm tê liệt hoạt động vận tải mặt đất và hàng không, nhu cầu xăng dầu đang sụp đổ và giá dầu thô đã giảm xuống mức thấp nhất trong 18 năm. Điều đó đe dọa đến tương lai của ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ và sự ổn định kinh tế của các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ, đồng thời đặt ra nhiều thách thức hơn đối với các ngân hàng trung ương trong việc chống lại tác động tiêu cực từ đại dịch.

Câu hỏi đặt ra cho thị trường dầu mỏ là liệu việc cắt giảm này có đủ để chặn mức giá sàn trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ năng lượng đang giảm mạnh hay không.

Với việc các quốc gia trên thế giới mở rộng việc phong toả, tình trạng tử vong ở New York và tỷ lệ thất nghiệp đang bùng nổ ở Mỹ, thị trường dầu mỏ hiện đang lo lắng về nhu cầu tiêu thụ hơn so với nguồn cung. Chính OPEC đã thừa nhận thách thức này, các bộ trưởng cảnh báo sự sụt giảm về mặt nhu cầu là rất tồi tệ.

Dầu thô WTI đã giảm hơn 9% vào thứ Năm khi giới đầu tư dự đoán việc cắt giảm sẽ không đi đủ xa. Thị trường dầu đã đóng cửa vào thứ Sáu do nghỉ lễ Phục sinh.

Để thỏa thuận được ký kết, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã phải can thiệp, sau khi Tổng thống Mexico, ông Andres Manuel Lopez Obrador, một nhà dân túy cánh tả, người đã cam kết củng cố năng lực sản xuất dầu mỏ của Mexico, đã không chấp thuận các điều khoản. Cuộc đàm phán song phương giữa Ả Rập Xê Út và Mexico tiếp tục đến cuối tuần.

OPEC+ cũng đang mong muốn các quốc gia G-20 giảm sản lượng 5 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, nhóm G-20 đã không nhấn mạnh đến bất kỳ sự cắt giảm nào trong thông cáo của mình sau cuộc họp vào thứ Sáu, chỉ đề cập rằng họ sẽ có biện pháp để đảm bảo sự ổn định.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"

Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, trong khi vàng SJC tiếp tục duy trì ổn định. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của ECB và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất thúc đẩy giá vàng, trong khi chứng khoán Mỹ tăng điểm và USD suy yếu trên thị trường ngoại hối.
Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"

Giá vàng thế giới giảm nhẹ xuống 2,513.4 USD/ounce, trong khi vàng SJC tiếp tục giữ ổn định. Dữ liệu lạm phát trái chiều khiến thị trường điều chỉnh kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Fed. Chứng khoán Mỹ tăng mạnh, dẫn đầu bởi cổ phiếu công nghệ, trong khi đồng USD cũng mạnh lên sau thông tin này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ