Cuộc chiến giữa "Hiệu ứng Trump" và chính sách Fed: Tương lai nào cho đồng USD?

Cuộc chiến giữa "Hiệu ứng Trump" và chính sách Fed: Tương lai nào cho đồng USD?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

07:27 16/07/2024

Mặc dù khả năng Cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử được coi là tín hiệu tích cực cho đồng USD, tuy nhiên chỉ số DXY đã giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng vào thứ Hai do ảnh hưởng từ việc Fed gần đây đưa ra các tín hiệu nền kinh tế Mỹ sẽ "hạ cánh mềm" và lạm phát có dấu hiệu chững lại.

Tác động của các chính sách Trump đối với đồng USD chủ yếu dựa trên kinh nghiệm từ nhiệm kỳ tổng thống trước đó của ông. Khi làm tổng thống, ông đã áp thuế nhập khẩu và cắt giảm thuế doanh nghiệp. Cả hai yếu tố này lại một lần nữa xuất hiện trong chương trình nghị sự kinh tế của ông. Thuế quan có khả năng giảm nhập khẩu để kiềm chế thâm hụt thương mại. Giảm thuế khuyến khích dòng vốn chảy vào.

Biểu đồ DXY theo ngày

Tuy nhiên, cả hai yếu tố này chỉ bắt đầu ảnh hưởng đến đồng USD sau khi các chính sách này được thực thi. Ngoài ra, các nhà lập pháp đã chặn hiệu quả những thay đổi này trong những tháng đầu, khiến việc đặt cược sớm vào xu hướng cơ bản trở nên phản tác dụng.

Trong số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá đồng USD, đồn đoán xung quanh kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed hiện có ảnh hưởng nhiều hơn. Vào cuối tuần trước, thị trường đã tính đến kịch bản 3 lần cắt giảm liên tiếp trong năm nay, bắt đầu từ tháng 9, là kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất. Đây là một bước ngoặt thúc đẩy đà giảm giá đối với đồng USD, vì chỉ vài tháng trước, một trong những kịch bản chính mà thị trường dự đoán đó là Fed sẽ không cắt giảm lãi suất cho đến cuối năm 2024.

Theo quan điểm của chúng tôi, các yếu tố kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng như bất kỳ yếu tố nào khác trong việc xác định đà tăng giảm của đồng USD. Tháng 7 này, chỉ số DXY đã giảm mạnh, thoát khỏi xu hướng đi lên hình thành từ mức thấp của cuối năm ngoái. Các đợt giảm giá mạnh này xảy ra do những thông tin quan trọng như: dữ liệu việc làm phi nông nghiệp (NFP) đã đẩy chỉ số DXY xuyên thủng vùng hỗ trợ; bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell đã khiến chỉ số này giảm xuống dưới đường MA50; và phản ứng trước dữ liệu lạm phát CPI đã khiến chỉ số DXY lao dốc xuống dưới đường MA200.

Biểu đồ DXY theo tuần

Các trader có lập trường bearish nhất có thể đang kiên nhẫn đợi chỉ số DXY giảm xuống dưới mức 103.70 - đây là vùng hỗ trợ mà DXY đã từng chạm vào hồi đầu tháng 6 và tháng 4. Nếu xuyên thủng vùng này, DXY sẽ giảm về 100, gần với mức thấp nhất của năm ngoái. Thậm chí, nếu đà giảm tiếp tục mạnh hơn, chỉ số này có thể giảm xuống quanh vùng 90-92.50. Đây là vùng đáy của năm 2018 và 2021, đồng thời cũng là mức mở rộng Fibonacci 161.8% của đà giảm từ đỉnh tháng 9/2022 xuống vùng hỗ trợ của năm 2023.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ