Cuộc đua quyền lực tại châu Á: Những nhân tố mới đang thách thức sự thống trị của Mỹ và Trung Quốc

Cuộc đua quyền lực tại châu Á: Những nhân tố mới đang thách thức sự thống trị của Mỹ và Trung Quốc

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

14:57 23/09/2024

Trong vài năm trở lại đây, những cường quốc lớn mạnh nhất trong cuộc đua quyền lực tại châu Á là các "ông lớn" về kinh tế và quân sự, Mỹ và Trung Quốc.

Một báo cáo thường niên đã một lần nữa xếp hai quốc gia này ở vị trí đầu bảng, cho thấy ảnh hưởng của họ vẫn không suy giảm, nhưng với một sự khác biệt đáng kể: Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia đang dần trở nên quan trọng hơn cả về mặt kinh tế lẫn chiến lược, khiến họ trở thành những nhân tố quan trọng trong tương lai của khu vực.

Chỉ số quyền lực châu Á - được công bố hàng năm bởi Lowy Institute tại Sydney - được các chính phủ và học giả theo dõi cũng như đánh giá nguồn lực, tầm ảnh hưởng của các quốc gia được khảo sát.

Theo Lowy, quyền lực có thể được đo lường theo hai cách: Các quốc gia có gì và họ làm gì với những thứ họ có. Năm nay, chỉ số này xếp hạng 27 quốc gia và vùng lãnh thổ. Timor-Leste là cái tên mới nhất trong danh sách. Washington và Bắc Kinh lần lượt đứng ở vị trí thứ nhất và thứ hai, với khoảng cách đáng kể. Khoảng cách của Hoa Kỳ so với Trung Quốc là lớn nhất kể từ năm 2018, khi báo cáo này lần đầu tiên được công bố.

Đó là vì sức mạnh của Bắc Kinh đang giảm dần. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chao đảo khi tăng trưởng chậm lại và cuộc khủng hoảng trên lĩnh vực bất động sản diễn ra dai dẳng. Hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng Trung Quốc sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay - ngay cả Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có vẻ nhận thức đươc điều này. Kế hoạch tập trung vào an ninh quốc gia của ông đã làm tồn hại đến niềm tin kinh doanh và sức ảnh hưởng trong khu vực.

Tuy nhiên, có một lĩnh vực mà Lowy nhận thấy Bắc Kinh đang đi trước Hoa Kỳ: Năng lực quân sự. Lần đầu tiên, các chuyên gia đánh giá rằng Trung Quốc có khả năng triển khai nhanh chóng và duy trì trong thời gian dài nếu xảy ra xung đột giữa các quốc gia ở Châu Á.

Cuộc chiến đó có khả năng cao sẽ liên quan đến Đài Loan - nơi Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình. Dưới thời chính quyền Biden, Mỹ đã tuyên thệ sẽ bảo vệ Đài Loan khỏi một "cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ". Báo cáo lưu ý rằng căng thẳng gia tăng giữa các siêu cường và kỳ vọng của Washington trong việc tăng cường liên minh trong khu vực đã dẫn đến sự trỗi dậy mới của các quốc gia như Nhật Bản, quốc gia đang chuyển từ một biểu tượng kinh tế và văn hóa thành một quốc gia tích cực hơn trong hợp tác quốc phòng và an ninh.

Đây là một sự thay đổi đáng chú ý và tích cực. Chỉ 8 thập kỷ trước, phần lớn khu vực này đã bị Nhật Bản chiếm đóng một cách tàn bạo trong Thế chiến II. Vào những năm 1980, mối quan hệ của Tokyo với châu Á một lần nữa đã thay đổi. Đây là động lực hàng đầu thúc đẩy đầu tư vào Đông Nam Á trong 3 thập kỷ, với nền kinh tế lớn hơn Trung Quốc cho đến năm 2010.

Nhật Bản hiện thường xuyên tham gia các cuộc tập trận tự do hàng hải ở Biển Đông và đã trở thành đối tác ngày càng quan trọng của Đài Loan. Nhật Bản cũng đã ký các thỏa thuận an ninh với Manila, nhằm đẩy lùi sự hiện diện ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh tại vùng biển mà một tòa án quốc tế đã phán quyết là không thuộc sở hữu độc quyền của Trung Quốc.

Châu Á cũng có những cường quốc đang trỗi dậy khác, như Ấn Độ và Indonesia. Sự cải thiện trong chỉ số quyền lực của New Delhi xếp thứ hai, tiếp theo là Jakarta. Trước đây, gã khổng lồ Nam Á này không giỏi trong việc xây dựng các mối quan hệ kinh tế ở châu Á, chủ yếu là do các mục tiên ưu tiên trong nước và dường như không muốn thực hiện các thỏa thuận thương mại (ví dụ, nước này đã từ chối tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP - gồm 15 quốc gia vào năm 2019).

Mặc dù vậy, Ấn Độ đã vượt qua Nhật Bản để trở thành cường quốc đứng thứ ba trong khu vực, nhưng ảnh hưởng của Ấn Độ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng từ các nguồn lực của nước này. Chính sách "cứng rắn" của Ấn Độ giáo dưới thời Thủ tướng Narendra Modi không giúp ích gì ở một số khu vực Đông Nam Á có đa số dân theo Hồi giáo.

Trong khi đó, Indonesia, với dân số 280 triệu người, là quốc gia có sự thăng tiến lớn nhất trong năm nay - điều đáng chú ý đối với một quốc gia thường bị coi là chưa phát huy hết tiềm năng của mình. Jakarta đang giành lợi thế trên mặt trận chính sách đối ngoại, với việc đảm nhiệm vai trò chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), theo nhận định của các chuyên gia tại Lowy. Tổng thống sắp nhậm chức vào tháng 10 - Prabowo Subianto - sẽ cần phải phát huy thành công đó, đồng thời cũng phải "chèo lái" nền kinh tế vượt qua giai đoạn đầy thách thức.

Thực tế là không có quốc gia nào trong số này có thể cạnh tranh với Washington và Bắc Kinh - hai nước này vẫn là những thế lực thống trị trong khu vực, và sẽ giữ vững vị trí này trong một thời gian nữa. Nhưng sức mạnh kinh tế đã chuyển từ phương Tây sang phương Đông kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các thị trường mới nổi và các nền kinh tế phát triển sẽ đóng góp hơn 60% vào tăng trưởng toàn cầu trong năm 2029. Trước đó, điều này phần lớn được thúc đẩy bởi Trung Quốc. Nhưng ngay cả khi Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, các quốc gia khác trong khu vực sẽ góp phần định hình diện mào của của châu Á trong thế kỷ tiếp theo.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chu kỳ cắt giảm "thực sự" đang tới - thị trường TPCP cần chuẩn bị điều gì?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Chu kỳ cắt giảm "thực sự" đang tới - thị trường TPCP cần chuẩn bị điều gì?

Fed cuối cùng đã cắt giảm lãi suất vào thứ Tư và lợi suất 2y kết thúc tuần ở mức cao hơn. Theo công cụ WIRP của Bloomberg, thị trường đang định giá mức lợi suất 2.92% vào cuối cuộc họp tháng 9 năm 2025, thay vì mức 2.84% vào thứ Hai. Vì vậy, trong khi chu kỳ này là "mới" về mặt cắt giảm, với mức "bất ngờ" 50 bps, khó có thể lập luận rằng thị trường trái phiếu chưa định giá điều này.
Quỹ đầu cơ tháo chạy khỏi cổ phiếu Mỹ trong 6 tuần liên tiếp, ngay cả khi thị trường đạt đỉnh cao kỷ lục!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Quỹ đầu cơ tháo chạy khỏi cổ phiếu Mỹ trong 6 tuần liên tiếp, ngay cả khi thị trường đạt đỉnh cao kỷ lục!

Quỹ đầu cơ đã liên tục bán tháo cổ phiếu Mỹ trong sáu tuần qua, bất chấp việc thị trường đạt đỉnh cao kỷ lục. Dòng tiền từ các quỹ này chủ yếu tập trung vào việc bán các cổ phiếu chu kỳ và phòng thủ, trong khi lĩnh vực công nghệ vẫn thu hút được một số lượng mua vào. Sự bất định trên thị trường khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào trạng thái "chờ," làm tăng áp lực lên các quyết định đầu tư.
Thời đại mới của nền kinh tế: Chính trị gia và gánh nặng nợ công lên ngôi
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thời đại mới của nền kinh tế: Chính trị gia và gánh nặng nợ công lên ngôi

"Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 4.2%, trong khi lạm phát đã hạ nhiệt, chỉ còn cao hơn mục tiêu 2% vài phần mười điểm phần trăm. Do đó, chúng tôi nhận thấy đã đến lúc cần điều chỉnh lại chính sách tiền tệ cho phù hợp hơn, xét đến tiến triển về kiểm soát lạm phát và tình hình việc làm đang hướng tới mức bền vững hơn, khiến cán cân rủi ro hiện đã cân bằng," Chủ tịch Powell phát biểu sau khi công bố quyết định cắt giảm lãi suất 50 bps.
Tương lai nào cho lãi suất? Fed theo dõi sát sao biến động việc làm và giá cả
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tương lai nào cho lãi suất? Fed theo dõi sát sao biến động việc làm và giá cả

Trong một bước ngoặt đáng chú ý, Fed vừa thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên sau hơn 4 năm. Trước bối cảnh kinh tế đầy biến động, các nhà hoạch định chính sách của Fed đang thận trọng cân nhắc nhiều phương án, nhằm xác định nhịp độ thích hợp để điều chỉnh lãi suất trong thời gian sắp tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ