Cuộc Đua Trump – Harris: Đồng USD sẽ suy yếu và giá vàng tăng mạnh bất kể ai đắc cử!

Cuộc Đua Trump – Harris: Đồng USD sẽ suy yếu và giá vàng tăng mạnh bất kể ai đắc cử!

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

14:52 08/10/2024

Cả Kamala Harris và Donald Trump đều ủng hộ các chính sách mà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đồng USD và tạo điều kiện thúc đẩy giá vàng. Điều này có nghĩa là bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 năm 2024, xu hướng giảm của đồng USD sẽ tiếp diễn và giá vàng sẽ tiếp tục được hưởng lợi trong ít nhất 12 tháng nữa. Tuy nhiên, ngoài những tác động tương tự đối với xu hướng dài hạn trên thị trường tiền tệ và vàng, các chính sách chính của các ứng cử viên còn có những khác biệt đáng kể.

Kamala Harris đã đề cập đến việc tăng thuế lãi vốn (capital gains tax) và áp dụng thuế đối với lãi vốn chưa thực hiện (unrealized capital gains) để đảm bảo rằng giới tài phiệt sẽ phải đóng thuế với mức tối thiểu 25%. Nếu những thay đổi này được thực hiện, chúng có thể làm giảm đầu tư và từ đó kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, những thay đổi này sẽ có lợi cho IRS và ngành lập kế hoạch thuế khu vực tư nhân, bởi sự phức tạp hơn từ việc tính toán lãi vốn chưa thực hiện vào thu nhập chịu thuế sẽ đòi hỏi thêm nhiều nguồn lực từ cả chính phủ lẫn khu vực tư nhân. Những nguồn lực này không chỉ phi hiệu quả mà còn gây phản tác dụng.

Ngoài ra, khi các chính trị gia đề xuất các khoản thuế mới, họ thường giả định rằng thế giới sẽ tiếp tục vận hành như trước, chỉ là phải trả thuế nhiều hơn cho chính phủ. Tuy nhiên, thuế có thể thay đổi hành vi, và đôi khi, việc tăng thuế hoặc áp dụng thuế mới có thể dẫn đến nguồn thu cho chính phủ giảm. Điều này được minh chứng rõ ràng qua việc hầu hết các quốc gia áp dụng thuế tài sản đều phải bãi bỏ loại thuế này vì nó khiến dòng vốn chảy ra nước ngoài, làm cho nền kinh tế yếu đi và nguồn thu của chính phủ giảm sút. Thực tế là, mặc dù lời hứa thu thêm thuế từ những người cực kỳ giàu nghe rất hấp dẫn với nhiều cử tri, nhưng những người càng giàu, tài sản của họ lại càng linh hoạt.

Mặc dù Kamala Harris đã cố gắng thay đổi lập trường của mình về các vấn đề năng lượng (ví dụ, bà không còn ủng hộ việc cấm khai thác dầu fracking và không còn nhắc đến “Green New Deal” mà trước đây bà từng ủng hộ), nhưng dưới thời Harris, có khả năng chính phủ sẽ thắt chặt các quy định đối với doanh nghiệp, làm cho việc phê duyệt các dự án dầu khí trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, chính phủ gần như chắc chắn sẽ đầu tư nhiều hơn vào năng lượng tái tạo. Những động thái này sẽ khiến giá năng lượng tăng cao và làm tăng nguy cơ thiếu hụt năng lượng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ.

Cuối cùng, chính quyền dưới thời Harris có thể kéo dài cuộc chiến giữa Ukraine và Nga, gây thêm thiệt hại nặng nề cho Ukraine về người và của (có thể ảnh hưởng đến toàn bộ châu Âu nếu chiến tranh leo thang), đồng thời làm tăng thâm hụt ngân sách của Mỹ. Ngược lại, chính quyền dưới thời Trump có khả năng sẽ tìm cách đàm phán để kết thúc cuộc chiến này.

Trump ủng hộ việc giảm thuế, điều này có thể là tín hiệu tốt nếu ông cũng cắt giảm chi tiêu của chính phủ để bù đắp cho khoản thu thuế bị giảm. Tuy nhiên, dường như không có kế hoạch cắt giảm chi tiêu đáng kể nào. Điều này có nghĩa là việc giảm thuế sẽ khiến nợ công tăng vọt, dẫn đến tăng lãi suất và làm giảm khả năng đi vay của các công ty tư nhân.

Trump cũng đề xuất đánh thuế tất cả hàng nhập khẩu, đặc biệt là áp thuế cao đối với hàng nhập từ Trung Quốc. Ông còn tuyên bố sẽ sử dụng thuế quan như một công cụ để trừng phạt các quốc gia có hành động mà ông cho là không phù hợp, bao gồm cả việc các quốc gia cố gắng thoát khỏi hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên USD.

Các công ty nhập khẩu ở Mỹ sẽ phải chịu mức thuế quan "cao ngất ngưởng", và sau đó họ sẽ chuyển chi phí này sang người tiêu dùng Mỹ, khiến chi phí sinh hoạt ở Mỹ tăng lên đáng kể. Thêm vào đó, các chuỗi cung ứng và nhà máy sản xuất sẽ phải thay đổi để thích ứng với chi phí tăng lên, và quá trình này sẽ kéo dài và tốn kém.

Bên cạnh đó, với chính sách thuế quan của Trump, không thể tránh khỏi việc các quốc gia khác sẽ "trả đũa", khiến các công ty Mỹ có thể bị mất thị phần và lợi nhuận giảm. Ngoài ra, các khối thương mại quốc tế có thể được thành lập mà loại trừ Mỹ.

Về lâu dài, việc Trump dùng thuế như một "vũ khí" để trừng phạt các nước khác sẽ làm giảm nhu cầu nắm giữ đồng USD trên toàn cầu và có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ quốc tế hiện tại.

Thuế quan của Trump sẽ không chỉ khiến những giao dịch quốc tế bằng đồng USD sụt giảm mà còn ảnh hưởng lớn hơn đến nhu cầu nắm giữ USD. Lý do là bởi các thị trường tài chính của Mỹ từ trước đến nay được coi là lớn, thanh khoản cao, mở cửa và an toàn. Mặc dù thị trường Mỹ vẫn sẽ lớn và thanh khoản tốt trong tương lai, nhưng nếu những thị trường này không còn được coi là an toàn và mở cửa, nhu cầu quốc tế đối với đồng USD sẽ giảm.

Quá trình chuyển dịch khỏi đồng USD sẽ diễn ra trong nhiều năm, vì hiện tại chưa có đồng tiền nào thay thế hoàn toàn đồng USD. Tuy nhiên, việc Trump áp thuế mạnh có thể đẩy nhanh quá trình này và gây tác động rõ rệt lên thị trường tiền tệ ngay trong năm sau.

Quyết định của chính quyền Biden năm 2022, cấm các ngân hàng Nga sử dụng hệ thống SWIFT, có thể không hiệu quả, nhưng đã khiến nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế cảnh giác. Nếu Trump được bầu và thực hiện chính sách thuế quan như đã hứa, điều này sẽ giống như một "phát súng cảnh cáo" đối với hệ thống tài chính toàn cầu.

Tóm lại, chính quyền Harris sẽ cố gắng tăng thuế, khiến đầu tư giảm và làm nền kinh tế Mỹ yếu đi. Bên cạnh đó, giá năng lượng sẽ tăng cao, và cuộc chiến Ukraine-Nga có thể kéo dài hoặc leo thang. Còn chính quyền Trump có thể tránh được những sai lầm này, nhưng chính sách thuế quan của ông sẽ làm chi phí sinh hoạt tăng và gây khó khăn cho thương mại quốc tế. Cả Harris và Trump đều có những chính sách khiến nợ công Mỹ tiếp tục tăng nóng.

Nhìn chung, cả hai đều đang có những mục tiêu khiến đồng USD suy yếu và giá vàng tăng.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo thị trường năng lượng: Vừa gặp bão tự nhiên, vừa đối mặt "bão giá"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Vừa gặp bão tự nhiên, vừa đối mặt "bão giá"

Florida đang đối mặt với một cơn bão có thể là tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua. Robert Ray, chuyên gia tại Fox Weather, đã cảnh báo về tình trạng cạn kiệt nhiên liệu tại các trạm xăng Florida và kêu gọi người dân nhanh chóng sơ tán, do lo ngại khó khăn trong việc tiếp cận các nhu yếu phẩm sau khi bão đi qua.
Sự hồi sinh của cung tiền: Xung lực mới cho nền kinh tế Mỹ!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sự hồi sinh của cung tiền: Xung lực mới cho nền kinh tế Mỹ!

Có nhiều yếu tố đang làm giảm bớt mối lo ngại về suy thoái kinh tế gần đây. Nổi bật nhất chính là báo cáo việc làm tháng 9 - được công bố tuần trước - đã tăng trưởng vượt trội so với dự báo. Bên cạnh đó, sự hồi phục của tăng trưởng cung tiền Mỹ theo tỷ lệ năm cũng là một chỉ báo tích cực.
Vàng bước vào giai đoạn tích luỹ trong bối cảnh kinh tế Mỹ đầy biến động
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Vàng bước vào giai đoạn tích luỹ trong bối cảnh kinh tế Mỹ đầy biến động

Thị trường vàng gần đây đã bước vào giai đoạn tích luỹ, với xu hướng giảm nhẹ. Điều này diễn ra sau đà tăng ấn tượng khoảng 300 USD kể từ cuối tháng 7, đưa hợp đồng tương lai vàng từ dưới mức 2400 USD/ounce lên mức đỉnh kỷ lục. Trong giai đoạn này cũng không có đợt điều chỉnh lớn nào, điều này nhấn mạnh tâm lý lạc quan của nhà đầu tư đối với vàng.
Đồng USD sẽ đi về đâu, liệu đà giảm của đồng tiền này đã chấm dứt?
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Đồng USD sẽ đi về đâu, liệu đà giảm của đồng tiền này đã chấm dứt?

Sau nhiều tháng tăng ổn định, đồng USD đã bắt đầu suy yếu trong vài tháng gần đây. Tính đến cuối tháng 7, đồng USD đã tăng 5% so với các loại tiền tệ khác, theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tuy nhiên, sau đó đồng tiền này đã giảm nhẹ do kỳ vọng rằng Fed sẽ hạ lãi suất, và điều này được xác nhận khi Fed cắt giảm lãi suất 0.5% vào tháng 9. Động thái của Fed khiến đồng USD kém hấp dẫn hơn và lao dốc "không phanh".
Cuộc Đua Trump – Harris: Đồng USD sẽ suy yếu và giá vàng tăng mạnh bất kể ai đắc cử!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cuộc Đua Trump – Harris: Đồng USD sẽ suy yếu và giá vàng tăng mạnh bất kể ai đắc cử!

Cả Kamala Harris và Donald Trump đều ủng hộ các chính sách mà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đồng USD và tạo điều kiện thúc đẩy giá vàng. Điều này có nghĩa là bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 năm 2024, xu hướng giảm của đồng USD sẽ tiếp diễn và giá vàng sẽ tiếp tục được hưởng lợi trong ít nhất 12 tháng nữa. Tuy nhiên, ngoài những tác động tương tự đối với xu hướng dài hạn trên thị trường tiền tệ và vàng, các chính sách chính của các ứng cử viên còn có những khác biệt đáng kể.
Thị trường vàng: Sức bật tiềm tàng bất chấp biểu hiện trầm lắng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường vàng: Sức bật tiềm tàng bất chấp biểu hiện trầm lắng

Theo dự báo, XAU/USD đã tạm ngừng xu hướng tăng, đang trong giai đoạn củng cố để thoát khỏi tình trạng quá mua. Vàng không trải qua đợt điều chỉnh sâu như một số dự đoán, làm tăng thêm tính bền vững của mức tăng hiện tại. Đáng chú ý, sự chững lại của vàng chủ yếu do sự phục hồi của USD, chứ không phải do các yếu tố nội tại của kim loại quý này. Thậm chí, vàng vẫn duy trì đà tăng khi được định giá bằng hầu hết các đồng tiền khác ngoài USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ