Cuộc hành trình đi tìm đỉnh của lạm phát
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Cảnh báo của Nhà Trắng rằng con số lạm phát của Hoa Kỳ hôm nay sẽ "tăng cao bất thường" có thể là một nỗ lực để điều hướng kỳ vọng của người tiêu dùng. Đối với các nhà giao dịch, một con số cao đã được “phản ánh” hết vào giá, nhưng việc không có bất kỳ dấu hiệu nào của lạm phát tạo đỉnh vẫn có thể khiến thị trường biến động.
Bloomberg Economics gợi ý rằng chúng ta có thể thấy giá hàng hóa bắt đầu có sự điều chỉnh nhất định, vì vậy các thành phần phụ của số CPI sẽ phải được theo dõi chặt chẽ. Điều đáng lo ngại là sự điều tiết trong lĩnh vực này có thể là do tâm lý người tiêu dùng xấu đi, thay vì cải thiện các vấn đề của chuỗi cung ứng vốn là một nguyên nhân chính của việc lạm phát gia tăng.
Nếu không có gì trong dữ liệu CPI cho thấy sự chậm lại, thị trường sẽ phải bắt đầu định giá thậm chí Fed còn thắt chặt mạnh tay hơn nữa. Một điều chúng ta đã học được trong tháng qua là trái phiếu kho bạc có thể phản ứng rất nhanh với lạm phát. Đối với cổ phiếu, có lẽ CPI phải trên 9% hoặc thậm chí 10% để thị trường chứng khoán giảm về mức đáy tháng 3.
Trong một diễn biến khác trong tin tức về giá cả, chỉ số CPI của Đức tháng 3 được công bố đúng với dự báo. Điều đáng quan tâm hơn nữa là chỉ số giá bán buôn của Đức tăng cao bất thường, ở mức 6.9% so với tháng trước.
Con số đó sẽ cung cấp cho những chú “diều hâu” hiện đang thống trị ECB một điều gì đó để suy nghĩ trước cuộc họp hôm thứ Năm. Một lần nữa, trong khi dự kiến sẽ không có thay đổi về chính sách, thì việc các thị trường bắt đầu đặ cược thắt chặt là điều hợp lý, và các động thái trên thị trường trái phiếu mà chúng ta đã thấy ngày hôm qua nhiều khả năng sẽ tiếp diễn.
Lorcan Roche Kelly, Bloomberg